Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hai lợi ích từ việc trồng cây sơn tra

PV - 15:11, 04/07/2018

Trồng, phát triển cây sơn tra không chỉ tăng tỷ lệ che phủ rừng mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Từ một loại cây tự nhiên hoang dã, đến nay cây sơn tra (hay còn gọi là cây táo mèo) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

 Cây sơn tra đã và đang mang lại lợi ích kép trên đồng đất Trạm Tấu. Cây sơn tra đã và đang mang lại lợi ích kép trên đồng đất Trạm Tấu.

 

Từ 18 cây sơn tra được cán bộ bản Suối Giao, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) chia cho từ năm 2004 để bảo vệ, chăm sóc, đến nay gia đình anh Thào A Chinh đã có 8000m2 trồng cây sơn tra. Với diện tích này, mỗi năm gia đình anh Chinh thu khoảng 15 triệu đồng. Thu nhập từ sơn tra và canh tác lúa, gia đình anh không những đủ ăn mà còn mua sắm được thêm những vật dụng sinh hoạt khác.

“Trước đây khi mang cây sơn tra về trồng, mình chỉ nghĩ theo cán bộ nói là trồng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng thôi. Mỗi năm trồng thêm một ít. Bây giờ với diện tích cây sơn tra, từ tiền bán quả, gia đình đã mua được xe máy, ti vi, làm nhà mới... Mình đang dự kiến sẽ tiếp tục trồng thêm ở những diện tích đất còn trống vừa có thêm thu nhập”, anh Chinh chia sẻ.

Anh Thào A Chếnh, Trưởng bản Suối Giao cho biết, những năm trước đây, cây sơn tra chủ yếu mọc tự nhiên, không ai quản lý, chăm sóc. Đến thời kỳ thu hoạch, mạnh ai người đấy hái nên năng suất rất thấp. Nhưng đến thời điểm này, diện tích sơn tra đã được chia cho từng hộ gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ. Hiện, bản Suối Giao đã có trên 100ha cây sơn tra, trong đó có trên 50ha đang cho thu hoạch. Với năng suất trung bình 2 tấn/ha và giá bán trung bình 20 nghìn đồng/kg thì người dân bản Suối Giao cũng có thu nhập đáng kể.

“Từ khi có cây sơn tra người dân bán được tiền, thấy hiệu quả nên bà con không còn đi phá rừng nữa. Nhiều gia đình còn đăng ký với lâm trường để trồng thêm. Ý thức bảo vệ rừng của người dân trong bản cũng nâng lên, mấy năm nay trên địa bàn xã không có vụ cháy rừng nào xảy ra”.

Theo Đề án phát triển cây sơn tra thì, đến năm 2020 huyện vùng cao Trạm Tấu sẽ có trên 4.500ha. Việc phát triển loại cây trồng này mang lại nguồn thu nhập cho người dân vùng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Ông Lại Văn Quang, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu cho biết: Trong những năm qua, cây sơn tra đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con. Ngoài tiền nhận khoán bảo vệ rừng của Nhà nước đầu tư theo chương trình dự án thì người dân còn được hái, bán quả ra thị trường. Qua theo dõi, những vùng có cây sơn tra thì, rừng được bảo vệ và phát triển rất tốt.

“Với lợi ích kép mà cây sơn tra mang lại chúng tôi cho rằng, việc mở rộng và phát triển loài cây này là hướng đi đúng trong việc trồng và phát triển rừng tại địa phương. Hiện nay, huyện cũng đã có quy hoạch để mở rộng và phát triển loại cây này”, ông Quang nhấn mạnh.

Trọng Bảo

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.