Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Tĩnh: Cần sớm triển khai Dự án tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du Kẻ Gỗ

Khánh Thi - 20:34, 08/12/2020

Trong phiên làm việc chiều 7/12, kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII đã tiến hành chất vấn về những vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm. Một trong những nội dung được cử tri đặc biệt quan tâm là nguyên nhân gây nên trận lụt kinh hoàng vừa qua trên địa bàn tỉnh.

TP. Hà Tĩnh “chìm’ trong biển nước những ngày cuối tháng 10 vừa qua
TP. Hà Tĩnh “chìm’ trong biển nước những ngày cuối tháng 10 vừa qua

Tại kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã gửi tới UBND tỉnh Hà Tĩnh 16 nội dung chất vấn trên 8 lĩnh vực theo các nhóm vấn đề quan trọng, trên cơ sở đề xuất của đại biểu, gắn với lợi ích, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. Trong đó, vấn đề được quan tâm nhất là tình trạng ngập lụt ở Hà Tĩnh vừa qua gây thiệt hại nặng ở nhiều địa bàn, trọng điểm là các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP. Hà Tĩnh. 

Các đại biểu HĐND tỉnh đã đề nghị, UBND tỉnh cho biết nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục trước mắt và căn bản trong thời gian tới…

Trước đó, trận lụt kinh hoàng tại Hà Tĩnh đã khiến nhiều xã thuộc các huyện như Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh bị nhấn chìm suốt nhiều ngày, gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể mưa lớn đã làm gần 50 ngàn hộ thuộc 118/216 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh ngập lụt từ 1,5m đến 3m; tình trạng sạt lở đất xảy ra ở nhiều nơi. Tuy đã chủ động trong công tác ứng phó, nhưng nhiều địa phương vẫn bị thiệt hại lớn.

Mưa lũ đã làm trên 3.700 nhà ở bị hư hỏng, phần lớn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 7.000 ha diện tích lúa mùa, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản, rau màu bị hư hại, mất trắng; hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh bị hư hỏng nặng; tổng thiệt hại gần 5.500 tỷ đồng...

Trụ sở UBND xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà) vào lúc 16h chiều ngày 21/10/2020 (Ảnh :TL)
Trụ sở UBND xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà) vào lúc 16h chiều ngày 21/10/2020 (Ảnh: TL)

Trả lời cho câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn cực đoan cùng với ảnh hưởng của thủy triều; hệ thống tiêu thoát lũ chưa đáp ứng yêu cầu; hồ Kẻ Gỗ phải điều tiết xả lũ để đảm bảo an toàn cho công trình khi mực nước hồ đang lên nhanh và ở thượng nguồn đang có mưa rất to.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh trả lời chất vấn
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh trả lời chất vấn

Ông Việt khẳng định, việc tổ chức vận hành điều tiết xả lũ hồ Kẻ Gỗ vừa qua, là đúng quy định, có các kịch bản linh hoạt ứng phó phù hợp với mưa lũ. Quá trình chỉ đạo, điều hành có sự thống nhất từ Bộ NN&PTNT, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, Sở NN&PTNT và UBND tỉnh. Tuy vậy, trước diễn biến bất thường của thời tiết cần phải soát xét lại các giải pháp an toàn hồ chứa, an toàn hạ du nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông Việt, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT sớm triển khai Dự án tăng cường khả năng thoát lũ vùng hạ du Kẻ Gỗ (hiện Bộ NN&PTNT đã có quyết định chuẩn bị đầu tư dự án này). Dự án sẽ tăng khả năng phòng lũ cho hồ chứa, tăng cường tiêu thoát lũ và giảm ngập cho vùng hạ du; nâng cao khả năng dự báo, cảnh báo lũ sớm, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân vùng hạ du.

Ngoài ra, UBND tỉnh sẽ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương xúc tiến sớm triển khai việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án phòng, chống lũ đảm bảo an toàn cho TP. Hà Tĩnh trong điều kiện biến đổi khí hậu; rà soát, đánh giá lại quy trình vận hành hồ chứa trên cơ sở nhu cầu dùng nước hiện nay và tình hình khí tượng thủy văn cực đoan thời gian gần để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; bổ sung, hiện đại hóa hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du; thiết bị quan trắc chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.