Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Nội: Khai mạc lễ hội sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên

Mai Hương - 07:00, 12/11/2022

Vừa qua, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thành phố Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên.

Các Đại biểu cắt băng Khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên
Các Đại biểu cắt băng Khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung và Tây Nguyên

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thẻ OCOP.

Sự kiện thu hút hơn 100 gian hàng và trên 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội, 19 miền Trung và Tây Nguyên và 20 tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt trong sự kiện này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai cũng đồng tổ chức Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP của tỉnh Lào Cai, tạo điều kiện cho các đơn vị phân phối tiêu thụ kết nối và thỏa mãn nhu cầu mua sắm đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP của người tiêu dùng Thủ đô.

Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP tại sự kiện.
Đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP tại sự kiện.

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, thời gian tới Hà Nội cần tập trung vào đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu; Xây dựng quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bề vững; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa; Phát triển và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế...Sự kiện lần này được diễn ra trong 5 ngày từ 11/11 - 15/11/2022.

Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố Hà Nội công nhận; có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc OR Code. Đó chính là lợi thế của thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Đến nay, Hà Nội đã có 1.619 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 19% của cả nước (8.340 sản phẩm), trong đó có 4 sản phẩm 5 sao và sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng. Năm 2022 Hà Nội phấn đấu đánh giá phân hạng trên 400 sản phẩm OCOP.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.