Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Hà Nội dành 14.029 tỷ đồng tổng lực tu bổ, tôn tạo di tích

Nguyệt Anh - 09:43, 13/06/2022

Hà Nội có 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu bổ, tu sửa cấp thiết và chống xuống cấp; trong đó 448 di tích xuống cấp, 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm, có thể sập đổ bất cứ khi nào.

Hoạt động tu bổ, phục hồi, gìn giữ nguyên vẹn sẽ phát huy giá trị di sản. Ảnh: Bá Hoạt
Hoạt động tu bổ, phục hồi, gìn giữ nguyên vẹn sẽ phát huy giá trị di sản. Ảnh: Bá Hoạt

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa công bố hoạt động tu bổ di tích trong năm 2022. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 111 di tích được đầu tư tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp từ nguồn ngân sách cũng như hoạt động xã hội hóa, với tổng kinh phí là 1.355 tỷ đồng.

Hà Nội hiện có gần 6.000 di tích các loại. Trong đó, hàng trăm di tích xuống cấp. Việc đầu tư, tu bổ, chống xuống cấp phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Sau một thời gian bị đình trệ bởi dịch bệnh Covid-19, ngành văn hóa và các địa phương đang “tăng tốc” triển khai các hoạt động tu bổ. Cụ thể, trong thời gian này, có 20/30 quận, huyện, thị xã đang triển khai công tác tu bổ, tôn tạo di tích; trong đó, tập trung nhiều ở các quận, huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Ba Vì, Mê Linh…

Trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ của thành phố, các địa phương đã tập trung thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích đúng theo quy trình, thủ tục. Các hạng mục công trình được đầu tư bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, ngăn chặn kịp thời tình trạng xuống cấp của nhiều di tích trên địa bàn thành phố.

Trong đó, nhiều địa phương đã cân đối nguồn kinh phí của quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, đồng thời vận động nhân dân xã hội hóa được nguồn kinh phí khá lớn để thực hiện công tác tu bổ, điển hình như: huyện Mê Linh huy động được 1,5 tỷ đồng; quận Ba Đình huy động được 3 tỷ đồng; huyện Thanh Trì là 3,7 tỷ đồng…

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.