Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Nội chính thức cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 nội thành đi học từ 21/2

Cát Tường (t/h) - 09:13, 16/02/2022

Tối 15/2, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo thành phố đã phê duyệt phương án cho học sinh lớp 1 đến lớp 6 các quận nội thành đi học trở lại từ ngày 21/2 sau gần 1 năm ở nhà, học trực tuyến.


Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

UBND TP giao cho Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các đơn vị liên quan tiếp tục hướng dẫn UBND các quận tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của T.Ư và TP, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, cán bộ, giáo viên.

Trước đó, tại tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP diễn biến theo chiều hướng tích cực, đơn vị đề xuất cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận đi học trở lại. Trẻ mầm non tiếp tục ở nhà. Phương án này được TP phê duyệt.

Như vậy, đến 21/2, tại Hà Nội, học sinh từ lớp 1 đến 12 của tất cả các quận, huyện, thị xã đã được đến trường học trực tiếp. Chỉ riêng trẻ mầm non, nghỉ học ở nhà từ cuối tháng 4/2021 đến nay chưa có kế hoạch tựu trường. Trước đó, địa phương cho học sinh lớp 7-12 đi học từ 8/2; học sinh lớp 1đến lớp 6 các huyện, thị xã ngoại thành đi học từ 10/2.

Để đón học sinh đi học trở lại Hà Nội yêu cầu, các nhà trường chủ động kế hoạch giáo dục, tuy nhiên chỉ có những trường ở địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, 2 dạy trực tiếp; dịch cấp độ 3, 4 dạy trực tuyến. Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch 3, 4 không đến trường học mà ở nhà học trực tuyến. Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng chống dịch cũng không được đến trường dạy trực tiếp.

Mở cửa trường dạy học trực tiếp nhưng Hà Nội quy định, không tổ chức ăn bán trú, căng tin trong trường. Học sinh phải tự mang nước uống cá nhân. Trường dạy học 1 buổi/ ngày.

Trong quá trình dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, có kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các lớp, trường học.

Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình diễn biến của dịch tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị sẽ có báo cáo trình UBND TP lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.