Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Mưa lớn diện rộng, thiệt hại trên 15 tỷ đồng

Vũ Mừng - 02:29, 17/07/2024

Theo Báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Hà Giang, đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 12 - 14/7 vừa qua đã gây ngập úng, sạt lở đất, làm hư hại nhiều nhà ở, công trình giao thông, thủy lợi và diện tích đất nông nghiệp, ước tính thiệt hại trên 15 tỷ đồng.

Xói lở nền, mặt đường gây đứt đường, khối lượng ước 3.600m3 tại km 347+150 thuộc địa phận thôn Tân Tiến, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Xói lở nền, mặt đường gây đứt đường, khối lượng ước 3.600 m3 tại km 347+150 thuộc địa phận thôn Tân Tiến, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Hà Giang nêu rõ, các trận mưa lớn kéo dài xảy ra từ ngày 12 - 14/7 đã khiến 11 người tử vong, 4 người bị thương. Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, làm ảnh hưởng, hư hỏng 57 nhà ở của người dân, gây thiệt hại hơn 44ha diện tích lúa, hoa màu và cây lâm nghiệp. Làm hư hỏng 9 tuyến kênh mương thủy lợi tại huyện Xín Mần...

Các tuyến đường giao thông tại huyện Bắc Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì đã xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, gây ách tắc giao thông cục bộ. Nghiêm trọng nhất là tuyến Quốc lộ 34, tại vị trí Km10+950 sạt taluy dương với khối lượng lớn (khoảng 21.000m3). Các tuyến Quốc lộ 4, Tỉnh lộ 177, 178 xuất hiện hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng với khối lượng đất đá tương đối lớn từ taluy dương tràn xuống che kín mặt đường; nhiều vị trí đứt gãy mặt đường, sụt, sạt taluy âm.

Ngoài ra, mưa lớn gây sạt lở đất đá làm hư hỏng hệ thống tường bao trường mầm non trên địa bàn huyện Bắc Quang. Theo thống kê, tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra ước tính hơn 15 tỷ đồng.

Ngay sau khi thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh và cấp ủy, chính quyền huyện, xã đã trực tiếp đến hiện trường, huy động các lực lượng thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu người, đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành đã tới thăm hỏi, chia sẻ và động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân đang cấp cứu tại bệnh viện, hỗ trợ kinh phí cho người bị thương và cho gia đình có người tử vong.

UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai các địa phương có thiệt hại huy động tối đa máy móc, trang thiết bị và nhân lực hót dọn sạt lở taluy dương, đất bùn tràn mặt đường, khơi thông hệ thống thoát nước, tiến hành đặt rào chắn, đặt biển cảnh báo tại khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao.

Đồng thời, các lực lượng duy trì công tác trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông tin kịp thời đến tận các thôn, bản để chính quyền, người dân biết, chủ động phòng tránh; sẵn sàng các phương án ứng phó bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi có tình huống xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.