Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc trao bò giống cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự

Văn Hoa - Minh Đức - 17:28, 22/03/2023

Ngày 22/3, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã tổ chức gặp mặt và trao kinh phí hỗ trợ mua bò giống cho các quân nhân hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự năm 2023 trở về địa phương. Tham dự có đại diện lãnh đạo huyện; các cựu quân nhân có thành tích xuất sắc.

 Lãnh đạo huyện Mèo Vạc trao kinh phí hỗ trợ quân nhân xuất ngũ mua bò giống phát triển kinh tế
Lãnh đạo huyện Mèo Vạc trao kinh phí hỗ trợ quân nhân xuất ngũ mua bò giống phát triển kinh tế

Theo đó, trong đợt này, huyện Mèo Vạc quyết định trao kinh phí hỗ trợ mua bò giống cho 21 quân nhân xuất ngũ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023 được tặng Giấy khen trở về địa phương, mỗi quân nhân được hỗ trợ 10 triệu đồng. Tổng trị giá tiền hỗ trợ là 210 triệu đồng.

 Được biết, Mèo Vạc là một trong những huyện nghèo và khó khăn nhất cả nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và đồng bào các dân tộc huyện Mèo Vạc luôn dành sự quan tâm lớn đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, công tác hậu phương quân đội. Hàng năm, huyện đều dành một phần ngân sách để mua bò giống tặng chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Việc hỗ trợ mua bò giống cho quân nhân góp phần hỗ trợ, tạo sinh kế cho bộ đội xuất ngũ. Góp phần xây dựng lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần thành công cho công tác tuyển quân hàng năm.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...