Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Góp ý Đề án phát triển vùng DTTS và miền núi

PV - 18:44, 24/05/2019

Ngày 24/5, tại TP. Bắc Kạn, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp cùng UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo góp ý Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh khu vực Đông Bắc và một số tỉnh, thành khu vực Bắc miền Trung. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng đồng chủ trì Hội thảo.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu tại Hội thảo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT phát biểu tại Hội thảo góp ý Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Những năm qua, một nguồn lực lớn đã được bố trí để phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK. Thành quả đạt được là rất to lớn, nhưng đây vẫn là vùng kém phát triển, đời sống của đại bộ phận đồng bào các DTTS còn rất nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực thấp, điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn rất nhiều hạn chế….

Thực hiện Nghị quyết số 74/2018/QH14 của Quốc hội khóa XIV và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBDT đã xây dựng dự thảo Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Để hoàn thiện nội dung Đề án trình Chính phủ, UBDT đã tổ chức nhiều hội thảo xin ý kiến góp ý của các địa phương có vùng DTTS và miền núi nằm trong phạm vi Đề án.

Các đại biểu tham gia góp ý tại Hội thảo. Các đại biểu tham đóng góp ý kiến tại Hội thảo.

Trong khuôn khổ Hội thảo góp ý ngày 24/5 tại Bắc Kạn, các đại biểu đều thống nhất khẳng định sự cần thiết phải xây dựng, ban hành Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK. Các đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo Đề án mà UBDT xây dựng, đồng thời góp thêm nhiều ý kiến cho Ban soạn thảo trên cơ sở thực tế của từng địa phương, vùng miền.

Nhiều ý kiến góp ý nêu: Đề án cần thiết phải bổ sung thêm nội dung về cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn ĐBKK, từ đó góp phần giải quyết việc làm, sinh kế cho đồng bào DTTS; đồng thời nghiên cứu chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc thù, gắn với Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) để tăng giá trị nông sản… Các đại biểu cũng góp ý, khi xây dựng Đề án, sau này là các tiểu đề án thì cần tính toán nguồn lực thực hiện.

80F37849-C958-44A2-9E24-9C8A795B9897

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông khẳng đinh, Ban soạn thảo sẽ tổng hợp tất cả các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo trong thời gian sớm nhất trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Dự kiến Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội ĐBKK giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2019.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.