Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Góp sức xây dựng cuộc sống bình yên nơi biên giới Mường Nhé

Hồng Phúc - Duy Khiêm - 11:28, 12/07/2024

Trong những năm qua, để góp phần bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn khối Đại đoàn kết toàn dân tộc nơi huyện biên giới, Đồn Biên phòng Mường Nhé (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền đến Nhân dân. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động người dân không tin, không nghe theo luận điệu của kẻ xấu, chung tay đấu tranh đẩy lùi tà đạo và xây dựng cuộc sống bình yên nơi biên giới

Mường Nhé: Từng bước đẩy lùi tà đạo trên biên giới
Buổi tuyên truyền pháp luật của cán bộ Đồn Biên phòng Mường Nhé cho người dân bản Nậm Là

Tích cực tuyên truyền, đấu tranh với các tà đạo

Lợi dụng nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân ở khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, các đối tượng xấu đã lôi kéo họ theo các tà đạo, đạo lạ. Mục đích của chúng làm biến tướng đức tin tôn giáo, lợi dụng tín ngưỡng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây rối an ninh trật tự địa bàn. 

Trung tá Phạm Việt Bắc, Chính trị Đồn Biên phòng Mường Nhé cho biết: Tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, địa bàn đơn vị phụ trách quản lý hiện có 4 hệ phái tôn giáo, gồm: Thiên chúa giáo, Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc, Hội thánh Liên hữu cơ đốc, Hội thánh Báp - tít miền Bắc với 487hộ/2.583 tín đồ; có 10 điểm nhóm tôn giáo đã được các cấp có thẩm quyền công nhận hoạt động. 

Quán triệt nghiêm túc các quy định, văn bản chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Mường Nhé và các cơ quan chức năng huyện về công tác tôn giáo và công tác tuyên truyền, đấu tranh xóa bỏ tà đạo, Đồn Biên phòng Mường Nhé đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho các tín đồ tôn giáo chấp hành đúng các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Mường Nhé: Từng bước đẩy lùi tà đạo trên biên giới 1
Đồn Biên phòng Mường Nhé quản lý địa bàn có 19 bản và 3 cụm dân cư, với trên 2.100 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mông

Mới đây, tại buổi tuyên truyền về Luật Biên phòng Việt Nam và Luật Xuất nhập cảnh của Đồn Biên phòng Mường Nhé đến Nhân dân tại bản Nậm Là, chúng tôi được nghe Trung úy Lỳ Lòng Xè, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng cho biết: Đồn đã chuẩn bị thêm nội dung tuyên truyền về Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, Đội mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị tài liệu và nội dung để sát với thực tế cuộc sống của người dân địa phương.

"Được cán bộ Biên phòng tuyên truyền về những nội dung trên, chúng tôi đã có nhiều hiểu biết hơn để chấp hành đúng pháp luật. Việc Nhân dân được tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không nên theo “tà đạo”, là nhằm đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện cho Nhân dân giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp truyền thống vốn có", chị Pờ Thị Lanh, bản Nậm Là chia sẻ.

Ông Sùng A Hua, Trưởng bản Nậm Là cho biết: Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, Bộ đội Biên phòng thường xuyên cử cán bộ đến tận các hộ dân nắm tâm tư, nguyện vọng của bà con và phối hợp với các già làng, Người có uy tín để tuyên truyền cho bà con hiểu, nhận thức được những luận điệu hoang đường, không có thật của các tà đạo. Đến nay, bà con trong bản đã tin, một số hộ tham gia các tổ chức sinh hoạt đạo trái pháp luật, đã tự giác từ bỏ và chấp hành đúng chủ trương, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Xây dựng thế trận lòng dân trên biên giới

Đồn Biên phòng Mường Nhé quản lý địa bàn có 19 bản và 3 cụm dân cư, với trên 2.100 hộ dân sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mông. Xã Mường Nhé vẫn là một trong những xã khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán có mặt còn lạc hậu; tình trạng di dịch cư tự do, chặt phá rừng trái phép làm nương rẫy... luôn tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp.

Trong những năm qua, Đồn Biên phòng Mường Nhé đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, sửa chữa nhà cửa, tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường ở các thôn bản, làm đường giao thông... qua đó, góp phần củng cố tiềm lực nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân ngày càng vững chắc trên địa bàn.

Mường Nhé: Từng bước đẩy lùi tà đạo trên biên giới 2
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Nhé giúp dân làm đường giao thông

Điển hình như Mô hình “Hũ gạo chiến sĩ” mà Đồn thực hiện trong thời gian qua đã giúp đỡ nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Cụ thể, chiến sĩ nuôi quân đơn vị hằng ngày trước khi nấu cơm bữa sáng bớt ra 1 bát gạo, bữa trưa 1 bát và bữa tối 1 bát; 1 ngày được 1 kg; mỗi tháng được 30 kg; định kỳ vào ngày 25 hằng tháng, số gạo trên sẽ được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, phối hợp với đại diện chính quyền xã, bản luân chuyển tặng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cùng với việc cấp gạo, Quân y đơn vị còn kết hợp xuống địa bàn tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho Nhân dân. Đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện đã quyên góp được 19 chuyến gạo, với gần 600 kg đến với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. 

Gia đình chị Mào Thị Én, bản Phiêng Kham và gia đình chị Chang Thị Bựa, bản Nậm Pố 2, là hai trong số nhiều gia đình được nhận gạo từ mô hình này. Chị Én chia sẻ: "Tôi cảm ơn Bộ đội Biên phòng đã giúp đỡ gia đình tôi những khi giáp hạt, mất mùa không có nhiều thóc gạo. Nhờ vậy, bọn trẻ không phải đứt bữa hay thiếu đói lúc khó khăn".

Đồng hành với mô hình “Hũ gạo chiến sĩ”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Mường Nhé đã luôn quán triệt và thực hiện tốt phương châm “ba bám, bốn cùng” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. 

Hàng năm, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức Thanh niên, Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện giúp hằng trăm ngày công lao động cho các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thu hoạch vụ mùa, làm nương rẫy, di chuyển, lắp ráp xây dựng nhà ở, làm nhà cho gia súc gia cầm, phát quang đường sá, vệ sinh thôn, bản...

Chương trình “Nâng bước em đến trường” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, đơn vị đã nhận đỡ đầu 4 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, với mức hỗ trợ 24 triệu đồng/năm cho 4 em từ nguồn đóng góp trực tiếp của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Ngoài ra, đơn vị đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, áo ấm, chăn màn, dép, sách vở, đồ dùng học sinh..., có đợt tổng số giá trị lên đến hàng chục triệu đồng cho các em học sinh.

Trước những hành động, việc làm ý nghĩa và thiết thực ấy, đồng bào các dân tộc trên địa bàn đã thêm tin, thêm yêu vào cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, từ đó Nhân dân thường xuyên thông báo, cung cấp những tin tức có giá trị liên quan đến tình hình an ninh nông thôn, an ninh niên biên giới và tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Nhé đã làm cho hình ảnh người chiến sĩ mang quân hàm xanh luôn tỏa sáng trong lòng đồng bào các dân tộc nơi biên giới. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.