Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Google gợi ý 5 câu hỏi giúp người dùng phát hiện nguy cơ tin giả

PV - 13:00, 07/04/2022

Các chuyên gia kiểm chứng thông tin của Google hướng dẫn người dùng đặt 5 câu hỏi để tránh "mắc bẫy" tin giả, từ đó có thể phát hiện và ngăn chặn thông tin sai lệch phát tán rộng rãi.

Google tiến hành Thử thách Kiểm chứng Thông tin, giúp giới trẻ phát hiện thông tin giả. (Ảnh chụp màn hình)
Google tiến hành Thử thách Kiểm chứng Thông tin, giúp giới trẻ phát hiện thông tin giả. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 7/4, Google chia sẻ một số mẹo để kiểm chứng thông tin, từ đó người dùng có thể phát hiện những tin tức không đáng tin cậy.

Theo các chuyên viên kiểm chứng thông tin của Google, người dùng cần đặt ra 5 câu hỏi khi đọc tin tức.

Thứ nhất: Nguồn tin đến từ đâu?

Người dùng cần biết chắc nguồn tin, không chia sẻ nếu bạn không thể tra cứu hoặc xác thực nguồn thông tin gốc.

Thứ hai: Tôi có thể tin vào nguồn này không?

Những tuyên bố bất thường cần đi kèm với những bằng chứng đặc biệt. Người đọc cần tìm kiếm các nguồn thông tin chính thức như báo chí chính thống hoặc trang web chính phủ và các bài báo sao lưu thông tin với liên kết dẫn đến nguồn, ảnh và video.

Thứ ba: Ai là “chuyên gia” trong bài?

Người đọc cần kiểm tra xem các tuyên bố về sự việc có phải do người có thẩm quyền phát ngôn hay không.

Thứ tư: Liệu thông tin có hướng tôi làm điều gì hay không (thích, chia sẻ, theo dõi, mua hàng)?

Những câu chuyện kịch tính trên thực tế có thể là một cái bẫy để bạn hành động theo chiều hướng có lợi cho một người nào đó.

Thứ năm: Thông tin có gây sốc, gây sợ hãi hay thù ghét không?

Nhiều người lan truyền những thông tin sai lệch để bôi xấu và gây tổn thương cho người khác. Do đó, người dùng hãy suy nghĩ trước khi chia sẻ thông tin trên mạng.

Theo tuyên bố của Google, người kiểm chứng thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác thực tất cả các thông tin cũng như những tuyên bố trong một sự kiện hoặc câu chuyện để đảm bảo câu chuyện đó chính xác và được truyền tải đúng đắn. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có thể đóng góp một phần trong việc phát hiện và ngăn chặn thông tin sai lệch phát tán rộng rãi.

Trong năm qua, lượt tìm kiếm trên Google về fact-check (kiểm chứng sự thật) đã tăng trưởng tại Việt Nam. Việc xác minh thông tin trực tuyến cho thấy rằng người dùng ngày càng chú ý hơn đến các công việc liên quan đến lĩnh vực này.

Nhân Ngày Quốc tế Kiểm chứng Thông tin (2/4), Google cũng triển khai một hoạt động giúp giới trẻ nhận biết nguy cơ tin giả.

Theo đó, người dùng từ 15 đến 24 tuổi có thể đăng ký tham gia tập huấn và trau dồi kỹ năng kiểm chứng thông tin đồng thời áp dụng chúng vào những "trận chiến" xác thực thông tin ngay trong thực tế để chống lại nguồn tin giả. Người chơi có thành tích tốt sẽ nhận được quà từ Google.

Thử thách này sẽ diễn ra từ 18-28/4 với 8 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Tìm hiểu thêm tại "https://www.verificationchallenge.com/vn"./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.