Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gốm Gia Thuỷ (Ninh Bình)

PV - 10:54, 28/05/2018

Xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) nổi tiếng với làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời gần 60 năm.

Đến nay, làng nghề gốm Gia Thủy không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Để làm ra được một sản phẩm gốm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn làm gốm yêu cầu người thợ cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận tránh sai sót. Đất sét khi lọc qua nước sẽ được loại bỏ tạp chất, cô đặc rồi đem phơi đủ độ ẩm. Công đoạn phơi đất cần cần thận bởi đất phơi khô quá cũng không làm được gốm mà ướt quá cũng khó làm gốm. Vì thế khi phơi người thợ phải thường xuyên quan sát độ khô ướt của đất.

baodantoc_gom

 

Đất sau khi phơi sẽ được đem vào xưởng sản xuất làm nhuyễn thêm để tạo độ keo và mịn hơn khi nặn. Đất sét làm gốm ở Gia Thủy có màu vàng nên rất tốt khi làm gốm, khi sản phẩm ra lò cũng có độ bền, óng đẹp rất cao.

Qua những bàn tay điêu luyện của người thợ lành nghề, đất đã chuyển mình thành hình, thành khối, có đường nét như ý và ẩn chứa cả hồn cốt của người thợ Gia Thủy. Chính nét đơn sơ mộc mạc ấy, gốm Gia Thủy được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Đến nay, gốm Gia Thủy không chỉ hiện hữu trong nhà là những vật dụng sử dụng trong sinh hoạt của con người như chum, vại mà còn là những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao.

Dáng của gốm mộc mạc, thô phác bởi không có men nhân tạo nhưng khỏe khoắn, đẹp nguyên sơ bởi sự hòa quyện giữa đất và lửa. Những sản phẩm gốm gắn bó với mọi nhà như: vại, vò, ấm chén, đặc biệt là chum đựng rượu còn rất tốt cho sức khỏe người sử dụng. Có lẽ, đó chính là những thứ làm nên nét duyên độc đáo của gốm Gia Thủy.

Giờ làm gốm không vất vả như xưa nữa, chủ cơ sở đã chuyển đổi sản xuất theo hướng khoa học, đầu tư máy móc, bàn xoay bằng điện. Và cũng để phát huy truyền thống quý báu từ làng nghề, tạo việc làm ổn định cho bà con địa phương, chính quyền xã Gia Thủy đã ưu tiên dành 5.000m2 mặt bằng, xa khu dân cư để đưa các hộ làm nghề gốm đến đây sản xuất.

Những năm trở lại đây, nhu cầu mua bình, vò, chum sành để ngâm rượu tăng cao vì rượu khi ngâm vào bình gốm sành sẽ khử được chất độc, làm giảm nồng độ rượu, an toàn cho người sử dụng. Vì thế, nghề gốm Gia Thủy sản xuất nhộn nhịp hơn trước kia. Các cơ sở sản xuất làm quanh năm cũng không đủ hàng cung ứng ra thị trường.

BTK

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.