Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng - Nhìn từ vùng DTTS và miền núi: Tháo gỡ những "điểm nghẽn" (Bài 2)

Hoàng Quý - 11:20, 25/09/2020

Việc giải ngân gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là sự trợ giúp cần thiết cho người lao động (NLĐ) giữa đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, cần phải tháo gỡ.

Nhóm lao động tự do chịu nhiều thiệt thòi do đại dịch Covid-19 gây ra
Nhóm lao động tự do chịu nhiều thiệt thòi do đại dịch Covid-19 gây ra


Người lao động vùng DTTS, miền núi khó tiếp cận

Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho thấy, tính đến giữa tháng 8/2020, chỉ có hơn 16 triệu người thuộc các nhóm đối tượng lao động nhận được hỗ trợ với lượng giải ngân chỉ đạt 19% trong tổng kinh phí gói hỗ trợ. Tuy nhiên, nhóm được hỗ trợ đa phần là lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, chịu tác động mạnh nhất là NLĐ tự do, nhất là lao động DTTS lại gặp khó khi tiếp cận với gói hỗ trợ này.

Như ở Hà Giang, trong 6 tháng đầu năm 2020, đối với khu vực doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh có gần 2.000 NLĐ bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập. Nhưng theo bà Lê Thị Thủy, Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Quản Bạ (Hà Giang), rất khó để thẩm định nhóm đối tượng NLĐ và hộ kinh doanh. Nhất là NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp; cũng như làm các công việc: Bán hàng rong; buôn bán nhỏ lẻ không có địa chỉ cố định; thu gom rác, phế liệu; xe ôm; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe...

Hay như ở Bắc Giang, khó xác minh chính xác được trong thời gian bị mất việc làm do dịch, thu nhập của NLĐ có thấp hơn mức cận nghèo hay không, bởi thông tin này chủ yếu là người dân tự khai. Cùng với đó, các trường hợp lao động đi xa trước khi có quyết định chi trả mà muốn nhận hỗ trợ cũng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã trở lên tại nơi tạm trú...

“Tất cả những lý do khách quan này đều khiến việc triển khai gói hỗ trợ với nhóm lao động tự do chậm tiến độ”, ông Trần Văn Hà, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Bắc Giang cho biết thêm.

Tháo gỡ những điểm nghẽn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có 18 triệu lao động phi chính thức, trong đó có khoảng 60% lao động phi chính thức tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi, nơi có nhiều làng nghề truyền thống, các hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp và các tổ hợp tác.

Lao động tự do vốn là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cứ rời công việc ra là họ rơi vào cảnh trắng tay, điều này đặc biệt đúng khi dịch Covid-19 bùng phát. Bình thường đã khó khăn, bây giờ gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè nặng lên đôi vai họ. Và hơn ai hết, những con người ấy mới chính là nhóm đối tượng cần nhận tiền nhất từ gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng của Chính phủ.

Được biết, đối với những vướng mắc trong việc hỗ trợ NLĐ và DN trong gói 62 nghìn tỷ đồng và đề xuất kiến nghị của các địa phương, ngày 31/7/2020, Bộ LĐTB&XH đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 15/QĐ-TTg. Theo đó, sẽ mở rộng đối tượng thụ hưởng đối với chính sách hỗ trợ cho NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, điều chỉnh các điều kiện đối với chính sách cho vay để trả lương ngừng việc cho NLĐ.

Cụ thể, Bộ LĐTB&XH đề xuất cho các đối tượng là DN vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh (ưu tiên DN nhỏ và siêu nhỏ dưới 10 lao động), cơ sở sản xuất, kinh doanh; NLĐ tại khu vực nông thôn được vay vốn ưu đãi với lãi suất 3,96%/năm, bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh được vay tối đa là 2 tỷ đồng, đối với NLĐ là 100 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất là 12 tháng đối với các khoản vay mới. Thời gian áp dụng đối với các khoản vay mới phát sinh từ ngày 1/9/2020 - 1/9/2021. Bộ LĐTB&XH ước tính hỗ trợ cho 10.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và 100.000 lao động, kinh phí khoảng 15.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.