Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giúp phụ nữ DTTS tiếp cận kiến thức pháp luật

PV - 18:04, 21/09/2022

Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ DTTS với pháp luật” tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được thành lập năm 2017, với 30 thành viên. Sau 5 năm hoạt động, CLB đã phát huy vai trò trong việc giúp hội viên phụ nữ tìm hiểu kiến thức pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn xã nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng.

Văn Lăng là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Hỷ. Toàn xã hiện có 1.354 hộ dân, với trên 5.800 nhân khẩu, trong đó hộ đồng bào DTTS chiếm gần 77%, chủ yếu là đồng bào Mông và Dao. Là xã có diện tích đất tự nhiên rộng (trên 6.200 ha), nhiều xóm cách xa trung tâm xã, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (trên 55%), dân trí không đồng đều, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu... nên việc tiếp cận với kiến pháp luật của người dân, nhất là chị em phụ nữ còn hạn chế.

Từ thực tế đó, năm 2017, CLB “Phụ nữ DTTS với pháp luật” được thành lập, với 30 thành viên. Chị Thân Thị Lý - Chủ tịch Hội Lien hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Văn Lăng, cho biết: Mục đích thành lập CLB là nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho hội viên, phụ nữ về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và trợ giúp pháp lý, hỗ trợ về mặt pháp luật cho chị em. Qua đó, góp phần giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ nông thôn, miền núi.

Chị Triệu Thị Hằng - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Liên Phương (bên trái) tuyên truyền cho hội viên phụ nữ về Luật trẻ em
Chị Triệu Thị Hằng - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Liên Phương (bên trái) tuyên truyền cho hội viên phụ nữ về Luật trẻ em
Hiện nay, trên địa bàn xã Văn Lăng có gần 1.300 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 976 hội viên Hội Phụ nữ. Các thành viên trong CLB “Phụ nữ DTTS với pháp luật” ngoài các Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ của 13 xóm, còn lại là hội viên là người DTTS.

Cứ 2 tháng/lần, các thành viên tổ chức sinh hoạt và đến nay, CLB đã tổ chức sinh hoạt được gần 60 buổi. Tại các buổi sinh hoạt, chị em được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật như: Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Đất đai; Luật Bảo vệ môi trường... Sau mỗi buổi sinh hoạt, các thành viên trong CLB có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình, hội viên chi hội và người dân trong xóm.

Ngoài ra, để hoạt động của CLB thêm phong phú, thu hút được đông đảo người dân tham gia, các thành viên còn thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, như: Sân khấu hóa với các tiểu phẩm xảy ra trong thực tế hằng ngày; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ...

Chị Triệu Thị Hằng - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Liên Phương, chia sẻ: “Thông qua các buổi sinh hoạt của CLB, tôi hiểu sâu hơn về các điều luật, bộ luật hiện hành. Từ đó, tôi có thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết để tuyên truyền và giúp đỡ hội viên trong Chi hội về mặt pháp luật”.

Không giống như các thế hệ ông cha ngày trước mang nếp nghĩ "đẻ nhiều con để có người làm việc nương rẫy", vợ chồng chị Hoàng Thị Kia - người dân tộc Mông, ở xóm Liên Phương, chỉ dừng lại ở 2 con. Chị Kia cho hay: Trước đây, việc sinh nhiều con hay ít con đều do người đàn ông trong nhà quyết định. Nhưng sau khi được cán bộ Hội Phụ nữ xã, xóm đến tuyên truyền và hiểu về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, giờ có chuyện gì quan trọng vợ chồng mình lại cùng bàn bạc và thống nhất. Việc chỉ đẻ 2 con cũng vậy. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình thuận hòa, vui vẻ hơn.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Phó Chủ tịch UBND xã Văn Lăng, đánh giá: Hoạt động của CLB “Phụ nữ DTTS với pháp luật” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ. Nhờ đó, bạo lực gia đình dần được đẩy lùi; trên địa bàn không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống, số trường hợp tảo hôn mỗi năm chỉ còn rất ít...

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp chỉ đạo duy trì hoạt động của CLB, tuyên truyền, vận động nhiều hội viên phụ nữ hơn nữa tham gia vào CLB. Đồng thời, thành lập tổ phụ nữ với pháp luật tại các xóm có đông đồng bào DTTS sinh sống để giúp đỡ, hỗ trợ chị em người DTTS tiếp cận kiến thức pháp luật”, bà Nguyệt cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.