Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Trí Phương - 10:26, 08/05/2024

Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.

Độc đáo nghề đan lát truyền thống của người Tày ở huyện vùng cao Ba Chẽ
Độc đáo nghề đan lát truyền thống của người Tày ở huyện vùng cao Ba Chẽ

Nét văn hóa đặc trưng

Ngày nay, những sản phẩm đan lát thủ công của các dân tộc miền núi nói chung, của người Tày ở Ba Chẽ nói riêng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, do phải cạnh tranh với những sản phẩm đồ dùng bằng nhựa vừa đa dạng lại vừa rẻ tiền. Hơn nữa những người còn biết nghề phần nhiều đã già, nên số người làm nghề đan lát ngày càng ít. Song không vì thế mà nghề đan lát truyền thống này bị mất đi, nhiều hộ dân vẫn tha thiết giữ nghề, truyền dạy cho con cháu như cách để bảo tồn gìn giữ một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Nổi tiếng là người đan quạt cọ giỏi ở thôn Làng Dạ, xã Thanh Lâm, bà Bùi Thị Hồng (SN 1965) vẫn thường xuyên đi rừng lấy cọ về đan, tham gia đan quạt biểu diễn tại các dịp lễ hội trên địa bàn huyện. Đan quạt không khó, song đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ từ khâu chọn cây cọ không quá già, không quá non rồi chẻ, phơi nắng thật khô dùng làm nguyên liệu.

“Nhu cầu dùng quạt cọ hiện nay không nhiều nhưng có thời gian rảnh là bà lại đan quạt. Bà muốn giữ nghề, truyền dạy con cháu, vừa để tặng bạn bè, hàng xóm sử dụng khi cần”, bà Hồng chia sẻ.

Bà Bùi Thị Hồng vẫn thường đan quạt cọ để sử dụng và tặng người thân, bạn bè
Bà Bùi Thị Hồng vẫn thường đan quạt cọ để sử dụng và tặng người thân, bạn bè

Nghề đan lát cứ thế gắn bó với đời sống của người Tày qua bao thế hệ. Trong gia đình của người Tày, việc đan lát không chỉ là việc của phụ nữ, mà đàn ông cũng đan rất thành thạo các đồ dùng, vật dụng dùng trong sinh hoạt và lao động như: Nón mê, lồng, mẹt, sàng...

 Tuy là đồ dùng hằng ngày, song những sản phẩm đan lát của người Tày đều thể hiện tính thẩm mỹ, bàn tay khéo léo của người đan. Sản phẩm của nghề đan lát vốn là một mặt hàng vừa có thể tận dụng nguyên vật liệu tại nhà, tại chỗ, kỹ thuật không phức tạp, vừa dùng trong gia đình, vừa có thể tham gia trao đổi ở chợ quê…

Đối với các đồ đan tre như lồng, sàng, mẹt, nia..., thì kỹ thuật chẻ tre, vót tre rất quan trọng. Sau khi chẻ nhỏ, nan tre cần được vót kỹ để có độ dẻo dai. Nan tre đạt chuẩn cần đủ mềm, mỏng để có thể đan lát dễ dàng. Trong đó, đan lồng gà là đơn giản nhất còn đối với các loại mẹt, sàng khó nhất là kỹ thuật uốn nẹp viền phải đảm bảo tre có đủ độ dẻo, khi uốn mới không bị gẫy và tạo được khuôn tròn.

Ông Vi Mạnh Vùng, thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc

Ông Vi Mạnh Vùng, thôn Tân Tiến, xã Đồn Đạc, chia sẻ: Đối với các đồ đan tre như lồng, sàng, mẹt, nia..., thì kỹ thuật chẻ tre, vót tre rất quan trọng. Sau khi chẻ nhỏ, nan tre cần được vót kỹ để có độ dẻo dai. Nan tre đạt chuẩn cần đủ mềm, mỏng để có thể đan lát dễ dàng. Trong đó, đan lồng gà là đơn giản nhất còn đối với các loại mẹt, sàng khó nhất là kỹ thuật uốn nẹp viền phải đảm bảo tre có đủ độ dẻo, khi uốn mới không bị gẫy và tạo được khuôn tròn.

Tiếp tục giữ nghề...

Những năm gần đây, đa số những người còn duy trì được nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Ba Chẽ, phần nhiều là những người cao tuổi. Đứng trước nguy cơ bị mai một của nghề đan lát, Huyện đã quan tâm triển khai các giải pháp gìn giữ, phát huy nghề truyền thống này.

Theo đó, huyện Ba Chẽ đã phối hợp với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thực hiện sưu tầm tại 8 xã, thị trấn về trang phục, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, nhạc cụ (quạt cọ, quạt hòm, niểng, sung, rổ, giá, sàng, nia, cào thóc...) thuộc các dân tộc Dao, Sán Chay, Tày trên địa bàn huyện. 

Tại Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày, hội Trà hoa vàng... đều tổ chức không gian trưng bày các hiện vật văn hóa và nông cụ, biểu diễn các nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày. Đồng thời, mở các lớp truyền dạy nghề truyền thống, văn nghệ dân gian tại các xã, trường học. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Phần thi đan quạt nan, đan lồng gà được tổ chức giữa các thôn trong Ngày hội văn hóa dân tộc Tày huyện Ba Chẽ năm 2023
Phần thi đan quạt nan, đan lồng gà được tổ chức giữa các thôn trong Ngày hội văn hóa dân tộc Tày, huyện Ba Chẽ năm 2023

Để gìn giữ và phát huy các sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống của người Tày ở Ba Chẽ, huyện tăng cường sự hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý, chính quyền các cấp để khai thác giá trị sử dụng và gắn kết với du lịch, đưa nghề truyền thống trở thành sản phẩm du lịch bền vững và có ý nghĩa, vừa góp phần bảo tồn một nghề truyền thống đậm nét văn hóa của dân tộc. Điều đó không chỉ gìn giữ những giá trị truyền thống, mà còn góp phần mở ra hướng phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân của huyện vùng cao, vùng DTTS nơi đây.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.