Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giữ gìn bình yên cho người dân vùng sâu

PV - 09:46, 31/07/2018

Quyết liệt giữ cuộc sống bình yên, bài trừ và đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi các thôn xóm, hướng đến xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược của huyện miền núi Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) trong việc thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nỗi lực giải quyết vấn đề hóc búa

Chia sẻ những tâm sự đầy trăn trở của mình, già làng Ka Đinh (dân tộc Cơ-ho ở thôn Đa Mi (xã La Ngâu, huyện Tánh Linh) cho biết: Nhiều xã của huyện Tánh Linh đều giáp núi đồi nên các đối tượng xấu thường lợi dụng xâm nhập vào dụ dỗ, lôi kéo trồng cây cần sa rồi hút chích. Hưởng ứng cuộc vận động của chính quyền với phương trâm: “nhân dân là tai, là mắt của chính quyền” nên các già làng và chức sắc đã mật báo cho chính quyền hàng chục vụ bức xúc trong các khu dân cư. Khi được báo, hệ thống chính quyền xã, huyện giải quyết rất rốt ráo nên tệ nạn không có nguy cơ bùng phát. Năm 2017, La Ngâu có gần chục đối tượng chuyên lạng lách, đánh võng và tham gia tụ tập cùng các đối tượng xấu nghiện ma túy nhưng đến giữa năm 2018, họ đã nhận thức được sai lầm và từ bỏ thói hư tật xấu.

Giữ gìn bình yên cho người dân vùng sâu Một góc xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, Bình Thuận.

Ông Nguyễn Văn Tám, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh cũng khẳng định rằng: Bức xúc lớn nhất của người dân đó là ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội. Trong tất cả các buổi sinh hoạt của các tổ chức Đảng, đoàn thể về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05, hai vấn đề hóc búa này đều được đưa ra mổ xẻ và tháo gỡ với quyết tâm cao nhất. Chính vậy nên, đến giữa năm 2018 này, bức xúc của người dân đã giảm hẳn, tệ nạn và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng dần được khống chế. Nhiều đối tượng nghiện ngập đã được đưa đi cai nghiện.

Không chỉ giải quyết bức xúc người dân và các vấn đề nổi cộm, mà mỗi cấp ủy Đảng ở xã cũng phải đổi mới phương thức hoạt động, cơ động và gần dân hơn, mỗi cấp ủy cơ sở đều chọn nhiệm vụ nòng cốt để phát động sâu rộng đến từng hộ dân. Điển hình như: Đảng ủy xã Gia An đưa phong trào đảm bảo an toàn giao thông, trật tự xã hội vào từng trường học, ngõ xóm; Đảng ủy xã La Ngâu đưa phong trào thu gom rác thải, làm sạch khu dân cư đến từng buôn, từng nhà; Đảng ủy xã Bắc Ruộng kêu gọi người dân hưởng ứng và đấu tranh loại bỏ tệ nạn cờ bạc, hút chích, số đề.

Khi phong trào đấu tranh với tệ nạn và vấn đề ô nhiễm môi trường được triển khai rộng khắp, huyện Tánh Linh vẫn không chủ quan mà thường xuyên rà soát, kiểm tra việc trồng cây cần sa tại các khu vực ở các xã Gia An, Gia Huynh, Suối Kiết, Đức Bình, La Ngâu, thị trấn Lạc Tánh. Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường dân cư được kiểm tra đột xuất liên tục.

Hướng đến xây dựng cuộc sống giàu đẹp

Nhìn những tuyến đường kiên cố phẳng lỳ, ông Lê Văn Tùng ở thôn 2 xã Gia An cho biết: Xã có đường lộ 720 chạy qua nên trước đây tình trạng đua xe, đánh võng diễn ra thường xuyên. Rất nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra. Từ khi các cấp chính quyền đẩy mạnh việc tuyên truyền bảo đảm an toàn giao thông đến từng nhà thì tình trạng đua xe, đánh võng không còn nữa. Người dân hai bên đường an tâm làm ăn, buôn bán, số vụ tai nạn giảm hàng chục lần. Hễ có thành phần nào tham gia đua xe mà là người ở các thôn thì sẽ bị đưa ra kiểm điểm, bắt hứa trước mọi người không được tái phạm.

Ông Phan Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Kiết cũng phấn khởi cho biết: Là xã còn nhiều khó khăn nhưng phong trào Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã ăn sâu vào cuộc sống. Các già làng, các vị chức sắc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nên hễ có bất cứ bức xúc hay vấn đề gì xảy ra ở các thôn buôn đều được xử lý kịp thời. Khi tệ nạn và các vấn đề bức xúc không còn, người dân một lòng năng nổ triển khai các mô hình kinh tế mới để làm giàu. Đến nay, Suối Kiết không còn hộ đói, không có người nghiện. Nhà nhà đều ý thức thu gom rác thải, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đến những nơi tiêu hủy an toàn.

Trước những chuyển biến mạnh mẽ trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, ông Lê Văn Cường, người tiên phong trong phong trào làm kinh tế VAC ở thôn 3, xã Gia Huynh hồ hởi chia sẻ: Giờ đây cán bộ cũng không dám xa dân nữa. Vì nếu cán bộ cấp xã có biểu hiện không chuẩn, người dân được phản ánh thẳng lên cấp huyện. Từng người dân tham gia giám sát lề lối làm việc của cán bộ đồng thời cũng là những “cảnh sát khu vực” đặc biệt nên kẻ xấu không thể xâm nhập vào. Xã Gia Huynh giờ không chỉ hết tệ nạn, hết ô nhiễm mà có bói cũng không ra người đói nữa. Phong trào xây dựng cuộc sống mới hiện diện ở mọi ngõ ngách.

Để các phong trào được duy trì, phát triển, Hội Phụ nữ huyện Tánh Linh còn thành lập 18 câu lạc bộ phụ nữ phòng chống ma túy với gần 1.000 người tham gia. Các CLB này sẽ kết hợp chặt chẽ với các cấp, ngành để đấu tranh với tệ nạn bảo vệ bình yên cuộc sống trong các khu dân cư, ở các buôn làng vùng sâu.

ĐÔNG HƯNG - MỸ NGA

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.