Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giờ Trái đất 2022: Kiến tạo tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ

PV - 17:59, 22/03/2022

Năm nay, Giờ Trái đất tại Việt Nam kêu gọi mọi người “Kiến tạo tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ” bằng các hành động cụ thể trong các bốn lĩnh vực: Năng lượng, Rừng, Thực phẩm và Tiêu dùng (đặc biệt là về động vật hoang dã).

Bộ nhận diện Giờ Trái đất 2022 của Bộ Công thương
Bộ nhận diện Giờ Trái đất 2022 của Bộ Công thương

Cần một thỏa thuận cho thiên nhiên như Thỏa thuận khí hậu Paris

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 được Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Kiến tạo tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ”, mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của đa dạng sinh học trên toàn cầu.

Vào 8 giờ 30 tối thứ Bảy, ngày 26/3 sẽ diễn ra Giờ Trái đất, một trong những chương trình môi trường lớn nhất hành tinh, kết nối hàng triệu người trên toàn thế giới để thể hiện quyết tâm đối với Trái đất.

Trong bối cảnh chúng ta đang phải thay đổi để thích ứng với đại dịch Covid-19 và các thảm họa tự nhiên trong hai năm qua, Giờ Trái đất 2022 kêu gọi chúng ta phải hành động khác đi để có thể tạo ra một kỷ nguyên mới trong đó quyền lợi của cả thiên nhiên và con người đều được ưu tiên.

Ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc WWF quốc tế chia sẻ: “Giờ Trái đất 2022 kêu gọi thế giới cùng đoàn kết vì con người và hành tinh. Mặc dù chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức chưa từng có, nhưng 2022 cần sự quan tâm đặc biệt của chúng ta bởi đây là một năm tối quan trọng đối với Trái đất".

Theo ông Marco Lambertini, năm nay, thế giới sẽ cùng thảo luận một Thỏa thuận cho Thiên nhiên với cơ chế như Thỏa thuận Paris cho Khí hậu. Đây là cơ hội của thập kỷ để các nhà lãnh đạo cùng đưa ra kế hoạch đảo chiều mất mát thiên nhiên vào năm 2030 và xây dựng một tương lai thiên nhiên phục hồi khỏe mạnh”.

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Thế nhưng, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này thông qua các chính sách, chiến lược quốc và nhiều dự án, suy thoái đa dạng sinh học vẫn đang là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả cộng đồng, bao gồm nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.

Tại Hội nghị COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết giảm phát thải khí nhà kính hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, giảm phát thải methane toàn cầu đến năm 2030, tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu và tham gia nhiều sáng kiến khác. Cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP 26 để khẳng định với cộng đồng quốc tế quyết tâm cao của Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển ít phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Năm nay, Giờ Trái đất tại Việt Nam kêu gọi mọi người “Kiến tạo tương lai – Bây giờ hoặc không bao giờ” bằng các hành động cụ thể trong các bốn lĩnh vực: Năng lượng, Rừng, Thực phẩm và Tiêu dùng (đặc biệt là về động vật hoang dã). Đây là những lĩnh vực mà nếu chúng ta đồng lòng hành động có thể tạo ra những thay đổi lớn cho thiên nhiên.

Cụ thể, Giờ Trái đất kêu gọi mọi người hãy chọn đúng nấu đủ trong sử dụng thực phẩm, đổi mới sáng tạo trong sử dụng năng lượng, đẩy lùi tuyệt chủng bằng cách không sử dụng các sản phẩm làm từ động vật hoang dã bất hợp pháp và phục hồi bền vững những cánh rừng.

Giờ Trái đất đang được đếm lùi trên trang earthhour.org.au
Giờ Trái đất đang được đếm lùi trên trang earthhour.org.au

Các hoạt động của Giờ Trái đất tại Việt Nam

Giờ Trái đất năm nay được chức bởi WWF với sự ủng hộ và hưởng ứng của Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Bộ Công thương và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cùng với các quốc gia khác trên thế giới, Giờ Trái đất tại Việt Nam 2002 sẽ tập trung vào các hoạt động truyền thông trực tuyến, bắt đầu từ ngày 21/3 và trọng tâm là ngày Giờ Trái đất 26/3.

Giờ Trái đất 2022 còn có sự đồng hành của những người có sức ảnh hưởng với cộng đồng như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 H’Hen Niê, Helly Tống, Mc Khánh Vy, Mc Thùy Minh, Blogger Giang Oi và Ban nhạc Ngọt.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhằm bảo đảm an toàn, sức khỏe cộng đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn người dân cùng chung tay để giảm bớt gánh nặng cho môi trường và thiên nhiên. Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tiết kiệm năng lượng, chống lại biến đổi khí hậu thông qua các hành động đơn giản, đặc biệt tăng cường sử dụng hợp lý năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, tái tạo vì một Trái đất xanh. Đồng thời, vận động các tổ chức, cơ quan và người dân thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết thời gian diễn ra sự kiện, triển khai phổ biến các nội dung về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh nền tảng công nghệ số trong công tác tuyên truyền, truyền thông về các hoạt động hướng lợi cho môi trường, thiên nhiên đang trở nên vô cùng quan trọng. Tổ chức triển lãm trực tuyến thực tế ảo (VR360) hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất là một xu hướng được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, với ngày càng nhiều tính năng đa dạng, sinh động nhằm truyền thông tới mọi lứa tuổi.

Nhằm lan tỏa hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động “tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết” từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút ngày 26/3 (Thứ Bảy).

Đồng thời, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thực hiện lối sống xanh, lành mạnh, nói không với việc săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép, hướng tới tiêu chí “thực phẩm bền vững và tiêu dùng có trách nhiệm”.

Các cơ sở giáo dục, trường học xây dựng các tiết học giáo dục môi trường, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, phát động phong trào thi đua hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất. Tổng kết và ghi lại hình ảnh, videoclips các hoạt động hưởng ứng; đăng tải trên các phương tiện mạng xã hội kèm hashtag: #GioTraidat #BoTNMT.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.