Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gìn giữ nét đẹp truyền thống qua "Không gian Tết xưa"

Uyển Nhi - 11:41, 26/01/2024

Là một trong các hoạt động chào mừng Xuân Giáp Thìn 2024, hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024) tại Bảo tàng Ninh Bình đã tổ chức Trưng bày chuyên đề "Không gian Tết xưa" với mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp, giúp người dân có cơ hội tìm hiểu về phong tục, tập quán độc đáo gắn với ngày Xuân của dân tộc Việt Nam.


Gìn giữ nét đẹp truyền thống qua ""Không gian Tết xưa"
Gìn giữ nét đẹp truyền thống qua "Không gian Tết xưa"

Đã từ rất lâu trong đời sống văn hóa của người Việt, Tết Nguyên đán (Tết cổ truyền) là ngày lễ lớn nhất trong các lễ hội truyền thống, là thời khắc thiêng liêng giao thời giữa năm cũ và năm mới. Trải qua một chặng đường dài của lịch sử, với biết bao thế hệ, nhiều phong tục tập quán đã bị mai một nhưng vẫn có những nét đẹp văn hóa của Tết xưa còn được giữ gìn cho đến ngày nay. Không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết thể hiện đậm nét trong các phiên chợ Tết.

Chợ Tết là những phiên chợ họp vào dịp Tết (thường từ 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp), phục vụ cho nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho ngày Tết. Chợ Tết được diễn ra nhiều nơi từ các đô thị cho tới vùng nông thôn, đến các vùng núi rừng, vùng cao. Một trong những phong tục vui Xuân của người Việt Nam là đi chợ Tết để cầu duyên, cầu tài lộc, mua may bán đắt. Chợ Tết xưa mang nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Để tái hiện lại không gian đón Tết xưa của người Việt, Bảo tàng Ninh Bình trưng bày chuyên đề "Không gian Tết xưa" với lối sắp xếp và trang trí các gian hàng theo phong cách dân gian gồm những nội dung: Không gian phòng khách gia đình ngày Tết, không gian chợ Tết và không gian trải nghiệm.

Trưng bày chuyên đề "Không gian Tết xưa" là một trong các hoạt động văn hóa góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân chào mừng Xuân Giáp Thìn 2024, hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2024).

Nhân dân và du khách tham quan, trải nghiệm quy trình gói bánh chưng
Nhân dân và du khách tham quan, trải nghiệm quy trình gói bánh chưng

Đây là năm thứ tư "Không gian chợ Tết xưa" được Bảo tàng Ninh Bình tổ chức, với mong muốn gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp, là địa chỉ tham quan thú vị để người dân có dịp được tìm hiểu về phong tục, tập quán độc đáo gắn với ngày Xuân của dân tộc Việt Nam; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ trải nghiệm hoạt động Tết Nguyên đán đầy đủ, ý nghĩa hơn.

Tại "Không gian chợ Tết xưa" ban tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng, tái hiện cổng chợ được trang trí bằng mái lá truyền thống và treo những câu đối, đại tự. Trong chợ, Ban tổ chức sắp xếp các gian trưng bày và phục vụ người dân, gồm: Gian ông đồ với tục cho chữ, viết thư pháp ngày Xuân; Gian bán hàng gốm, sành sứ, gian nông sản; Gian bán hàng ẩm thực trưng bày các sản phẩm như bánh chưng, bánh mật, bánh nếp...

Ngoài ra còn có không gian trải nghiệm gói bánh chưng, không gian chế biến lương thực và không gian tổ chức các trò chơi dân gian, truyền thống: Chơi đu, kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt vịt…

Trưng bày chuyên đề “Không gian Tết xưa” diễn ra từ ngày 24 đến ngày 29/01 (Tức từ ngày 14 đến ngày 19 tháng Chạp năm Quý Mão).

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.