Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Giai đoạn 2024 - 2029, huyện Bát Xát (Lào Cai) phấn đấu mỗi năm giảm trên 7,2% hộ nghèo

Trọng Bảo - 14:31, 28/05/2024

Đây là mục tiêu đưa ra tại Đại hội đại biểu DTTS huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai lần IV, năm 2024, được tổ chức ngày 28/5. Tham dự Đại hội có 150 đại biểu đại diện cho các dân tộc ở 21 xã, thị trấn trong huyện.

Giai đoạn 2024 - 2029, huyện Bát Xát phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 7,2% hộ nghèo
Giai đoạn 2024 - 2029, huyện Bát Xát phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 7,2% hộ nghèo

Bát Xát  là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai với 17.648 hộ, 82.940 khẩu; người DTTS là 68.634 người. Toàn huyện có 23 dân tộc, trong đó: Dân tộc Mông 33,79%, Dao 27,7%, Kinh 16,3%, Giáy 15,16%, Hà Nhì 5,36%, các dân tộc còn lại là 1,69%. Trong những năm qua, công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện đã được cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai có hiệu quả. Công tác giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi được chú trọng; việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Việc triển khai thực hiện hiệu quả các hợp phần, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng công trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng đã tạo ra bước chuyển mới đối với các địa bàn đặc biệt khó khăn; kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất, mô hình kinh tế hộ gia đình có thu nhập cao.

Đồng bào các dân tộc huyện Bát Xát thi đua sản xuất, nâng cao thu nhập
Đồng bào các dân tộc huyện Bát Xát thi đua sản xuất, nâng cao thu nhập

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt 13,8%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 35,6 triệu đồng/người/năm (năm 2023); giá trị sản xuất đạt 78 triệu đồng/ha. 100% số thôn bản vùng DTTS đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới; các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã, thị trấn, các thôn bản, đường tuần tra biên giới đã được đầu tư, nâng cấp thuận lợi cho việc đi lại. Toàn huyện bình quân có 5,3 cán bộ/trạm Y tế; 16/21 trạm Y tế có bác sỹ làm việc đạt 76%; 148/162 thôn bản có nhân viên Y tế hoạt động; số xã đạt tiêu chí quốc gia về Y tế theo bộ tiêu chí mới là 17/21 xã, đạt 80,95%. 

Đến nay, huyện Bát Xát đã có 99,8% phòng học, 100% nhà ở công vụ cho giáo viên; 100% nhà ở bán trú cho học sinh được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục THCS... Giai đoạn 2019 - 2023, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã nỗ lực cho công tác giảm nghèo và thu được nhiều kết quả tích cực; tỷ lệ giảm nghèo đều đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch tỉnh, huyện; hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo còn 30,30%.

Đường giao thông thôn bản được bê tông hóa từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia
Đường giao thông thôn bản được bê tông hóa từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia

Với những kết quả đã đạt được, gia đoạn 2024 - 2029 huyện Bát Xát phấn đấu bình quân mỗi năm giảm trên 7,2% hộ nghèo; tỷ lệ trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99%; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,5% trở lên; tỷ lệ đồng bào DTTS được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh đạt 100%.

Trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước vùng DTTS phải bảo đảm tỷ lệ, cơ cấu cán bộ người DTTS theo quy định; ở các vị trí chủ chốt, nhất thiết phải có cán bộ là người DTTS; trên 90% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên…

Tại Đại hội, 29 tập thể, cá nhân vinh dự được nhận Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, Chủ tịch UBND huyện Bát Xát vì đã có những thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.