Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giải cứu 4 người “sập bẫy” ra nước ngoài làm việc

Minh Nhật - 06:27, 11/04/2024

Bốn nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” vừa được Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh giải cứu thành công.

Thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng Việt Nam) và Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 4 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”.

4 công dân gồm 3 nam, 1 nữ (2 người quê ở tỉnh Vĩnh Phúc, 1 người quê ở tỉnh Thái Nguyên và 1 nữ chưa đến tuổi vị thành niên quê ở tỉnh Bến Tre).

Các nạn nhân này bị các đối tượng tội phạm có tổ chức mua bán, dụ dỗ, lôi kéo làm việc văn phòng ở Đặc khu kinh tế Bò Kẹo (Lào), với mức lương 30 - 40 triệu đồng mỗi tháng.

Khi "sập bẫy", các nạn nhân bị bắt ép làm việc với hình thức sử dụng các tài khoản ảo trên mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ yếu là lừa các phụ nữ đơn thân người Việt Nam hoặc Trung Quốc đang có nhu cầu kiếm việc làm.

Bốn nạn nhân được giải cứu đưa về qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
Bốn nạn nhân được giải cứu đưa về qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Mỗi ngày, các nạn nhân phải làm việc từ 13 đến 15 tiếng, nếu không đủ chỉ tiêu sẽ bị đánh đập, hành hạ, tra tấn và bị yêu cầu gọi về cho gia đình đòi tiền chuộc, từ 200 - 300 triệu đồng mỗi trường hợp.

Mặc dù có trường hợp đã nộp tiền chuộc nhưng các đối tượng vẫn đưa nạn nhân bán cho công ty lừa đảo khác ở đặc khu kinh tế Bò Kẹo, để lấy thêm tiền.

Hiện, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã bàn giao 4 nạn nhân cho Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng Việt Nam), để chuyển tuyến về Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh hỗ trợ tâm lý, sức khỏe trước khi bàn giao cho các gia đình.

Được biết, từ cuối tháng 3/2024 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp giải cứu thành công 2 vụ, với 6 nạn nhân bị lừa bán ra nước ngoài thông qua chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”.

Gia tăng nạn nhận bị lừa ra nước ngoài làm "việc nhẹ, lương cao”

Năm 2023 Ban Chỉ đạo 138 phòng, chống tội phạm của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia 398 chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đánh giá: Một trong những vấn đề nổi lên là tình trạng lừa đảo lao động sang nước ngoài làm việc nhẹ lương cao có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Theo thống kê của bộ Ngoại giao, số lượng nạn nhân Việt Nam bị lừa sang Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines để làm việc cho các công ty cờ bạc trực tuyến, kinh doanh tiền kỹ thuật số đã xuất hiện từ 2021. Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, tình trạng này ngày càng gia tăng, năm 2023, Bộ ngoại giao đã giải cứu thành công hơn 1.000 nạn nhân khỏi các công ty cờ bạc trực tuyến.

Cảnh giác với chiêu trò của các đối tượng lừa đảo

Bộ Công an vừa đưa ra cảnh báo, người dân cần cảnh giác trước các lời mời gọi qua Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”, không mất chi phí đi lại. Theo đó, nhiều người đã bị lừa sang Campuchia bán cho các tổ chức đánh bạc, kinh doanh tiền ảo, bị bóc lột sức lao động, muốn về phải nộp 3.000 - 30.000 USD. Nạn nhân chủ yếu 18 - 35 tuổi, đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm thông qua mạng xã hội.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số đối tượng đã có hành vi lừa đảo nhiều người lao động, nhất là đưa ra các thông tin dẫn dụ người lao động đi làm việc ở Campuchia không mất phí môi giới, việc nhẹ lương cao. Hàng trăm người đã nhẹ dạ, cả tin các đối tượng lừa đảo để rồi ngậm trái đắng, bị bóc lột sức lao động thậm tệ, lao động quần quật như những nô lệ thời hiện đại.

Trước các chiêu lừa “việc nhẹ, lương cao”, người dân cần cảnh giác, bởi sẽ không tồn tại môi trường làm việc nào như vậy trên thực tế. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, người dân cần báo cáo sự việc với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, việc đưa lao động đi nước ngoài là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, do vậy khi các đối tượng đưa ra các thông tin “việc nhẹ, lương cao”, người dân cần yêu cầu các đối tượng đưa ra các giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không đưa ra được giấp phép chứng tỏ hoạt động này là bất hợp pháp.

Theo luật sư Nguyễn Hồng Quang (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), hành vi lừa đảo tuyển dụng việc nhẹ lương cao của các đối tượng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Tùy theo tính chất, mức độ hành vi phạm tội và giá trị tài sản chiếm đoạt mà khung hình phạt tù tối đa của tội này cao nhất là tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.