Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít từ 00h ngày 1/4

Thúy Hồng - 09:52, 01/04/2022

Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho các mặt hàng xăng và dầu với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít. Trong kỳ điều hành giá xăng dầu này sẽ thay đổi sớm hơn, áp dụng giá mới vào 00h ngày 1/4 để giảm thuế bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

Giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít từ 00h ngày 1/4
Giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít từ 00h ngày 1/4

Sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 27.309 đồng/lít (giảm 1.021 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Xăng RON95-III: không cao hơn 28.153 đồng/lít (giảm 1.039 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 25.080 đồng/lít (tăng 1.447 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); dầu hỏa: không cao hơn 23.764 đồng/lít (tăng 1.519 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 20.929 đồng/kg (tăng 506 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Việc điều hành giá xăng dầu thông qua việc sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, Quỹ Bình ổn giá của Nhà nước nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu để duy trì nguồn cung cho thị trường trong nước khi sản xuất xăng dầu trong nước chưa thật sự ổn định; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.