Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia tăng số lượng bất động sản hạng sang tại Việt Nam

PV - 14:35, 29/10/2021

Điểm nổi bật của các căn hộ siêu sang là xu hướng cá nhân hóa dịch vụ, mang tính chất "độc bản".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo báo cáo Wealth Report 2021 của Knight Frank, dự đoán trong vòng 5 năm tới, Việt Nam vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng tầng lớp siêu giàu lọt top nhanh nhất thế giới vào khoảng 31%. Song hành với tốc độ phát triển của tầng lớp thượng lưu, phân khúc bất động sản hạng sang được dự báo có sự tăng trưởng mạnh.

Chỉ cách đây 2 năm trước, mức giá cao nhất của căn hộ hạng sang tại Việt Nam chỉ khoảng 200 triệu đồng/m2, tới năm nay đã lên tới con số 400 - 700 triệu đồng/m2.

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội cho hay: "Bản thân chủ đầu tư đầu tư cho chất lượng phát triển tốt hơn, họ tích hợp điều kiện bàn giao tốt, thêm tiện ích khiến mặt bằng chung từ chi phí dự án tăng lên, khiến giá bán cao hơn".

Điểm nổi bật của các căn hộ siêu sang là xu hướng cá nhân hóa dịch vụ, mang tính chất "độc bản". Các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng đặc biệt hơn căn hộ thông thường như thang máy riêng được bố trí từ tầng hầm lên thẳng tầng căn hộ. Vật liệu, nội thất cũng đến từ các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công tên tuổi trên thế giới.

Không chỉ xuất hiện tại 2 thị trường lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xu hướng bất động sản siêu sang đang hình thành ở các địa phương có thế mạnh về du lịch, dịch vụ.

Theo giới quan sát, tại các vị trí có lợi thế về du lịch, bất động sản hạng sang không chỉ là căn nhà nghỉ dưỡng cho giới thượng lưu, mà còn có tiềm năng lớn trong việc khai thác, kinh doanh, khi ngành du lịch phục hồi trở lại.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.