Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

PV - 10:15, 12/07/2021

Thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã huy động đồng bộ các nguồn lực để đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH và CN) vào sản xuất nông nghiệp tại các địa bàn nông thôn miền núi. Nhiều mô hình trình diễn có hiệu quả kinh tế cao đã tạo niềm tin cho người dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Trồng rau công nghệ cao ở TP Pleiku. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021).
Trồng rau công nghệ cao ở TP Pleiku. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021).

Tỉnh Gia Lai có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn và để các sản phẩm có thế mạnh như hồ tiêu, cao-su, cà-phê, chế biến lâm sản thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới, bắt buộc từ khâu sản xuất đến chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, chủ trương của tỉnh là đẩy mạnh ứng dụng KH và CN trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất. 

Thời gian qua, Gia Lai đã thực hiện chín dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, với tổng kinh phí đầu tư hơn 62 tỷ đồng. Thông qua các dự án, đã hỗ trợ chuyển giao 40 quy trình công nghệ và tiến bộ kỹ thuật là kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH và CN vào sản xuất nông nghiệp. 

Các dự án đã lồng ghép nhiều nội dung tập huấn về công nghệ, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 1.860 lượt nông dân tại các địa bàn triển khai và các vùng lân cận. Bước đầu, người dân đã tiếp cận được KH và CN và có thể áp dụng vào sản xuất. Ðặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của tỉnh có cơ hội tiếp cận, nâng cao nhận thức về KH và CN.

 Nhiều mô hình trình diễn có hiệu quả kinh tế cao đã tạo niềm tin cho người dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như: Dự án phát triển cà-phê, hồ tiêu và bơ tại huyện Chư Prông; dự án tưới tiết kiệm nước cho cây cà-phê và hồ tiêu… Thông qua các dự án, đã bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ ở địa phương, đào tạo được 75 kỹ thuật viên cơ sở có khả năng áp dụng và hướng dẫn các quy trình kỹ thuật mới đã được chuyển giao. Ðây là nguồn nhân lực nòng cốt để duy trì và nhân rộng các mô hình của dự án đã triển khai.

Ðánh giá hiệu quả các dự án, lãnh đạo Sở KH và CN tỉnh Gia Lai cho biết, các dự án triển khai tương đối phù hợp trình độ của người dân, đáp ứng được những nhu cầu thực tế đặt ra của thị trường hiện nay. Thời gian tới, tỉnh tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm để ứng dụng KH và CN nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi như: cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi gia súc lớn… 

Ðể tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa, tỉnh cũng chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học vào chế biến và bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch; xây dựng và phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp. Mặt khác, tiếp tục chuyển giao và ứng dụng KH và CN mới vào những vùng còn nhiều khó khăn, từ đó đánh thức tiềm năng của địa phương, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Đồng thời, ngành KH và CN Gia Lai tăng cường đặt hàng các nhà khoa học giải quyết các vấn đề mà địa phương, doanh nghiệp đang cần, gắn với các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của địa phương; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp KH và CN; ưu tiên phát triển công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ tự động hóa. Từ đó, các tổ chức KH và CN cũng sẽ nâng cao năng lực và làm tốt vai trò cầu nối trong ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ở địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.