Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Hòa Bình - 16:57, 29/06/2024

Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai tích cực triển khai, phổ biến chính sách BHYT đến với đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng khó khăn
Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai tích cực triển khai, phổ biến chính sách BHYT đến với đồng bào DTTS ở các thôn làng vùng khó khăn

15 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư đã được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lai quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, ngành, người lao động, đơn vị sử dụng lao động và các tầng lớp Nhân dân.

Công tác quản lý nhà nước về BHYT được tăng cường. Chất lượng khám - chữa bệnh BHYT được nâng lên. Người dân từng bước nhận thức rõ quyền lợi khi tham gia BHYT, được chăm sóc, điều trị sức khỏe ban đầu tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, phối hợp trong thực hiện công tác BHYT có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia BHYT. Theo đó, số người tham gia BHYT tăng qua từng năm. 

Điển hình như huyện Ia Grai nhờ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, các địa phương trong tỉnh đã đạt những kết quả rõ rệt trong việc nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT.

Ông Tống Thới Mốc, Bí thư Huyện ủy Ia Grai, cho biết: “Huyện ủy Ia Grai đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể triển khai quán triệt, tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn; đưa việc thực hiện chỉ tiêu BHYT vào ghị quyết và thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện BHXH, BHYT của huyện; xây dựng lộ trình tiến tới BHYT toàn dân qua từng giai đoạn. Đến cuối năm 2023, toàn huyện có trên 93.600 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 83,9% trên tổng dân số”.

Song song đó, các cấp Hội còn phối hợp với ngành BHXH tổ chức hàng ngàn buổi tuyên truyền, đối thoại trực tiếp, phổ biến tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho nhân viên, cộng tác viên đại lý thu BHXH, BHYT; giới thiệu hội viên là Người có uy tín, người có đủ điều kiện tham gia làm đại lý thu BHXH tự nguyện tại cơ sở để phục vụ công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT là hội viên phụ nữ.

Mô hình nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHYT tự nguyện của Hội LHPN huyện Phú Thiện
Mô hình nuôi heo đất tiết kiệm tham gia BHYT tự nguyện của Hội LHPN huyện Phú Thiện

Chị Ksor H’Mlang, Chủ tịch Hội LHPN xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện chia sẻ: “Để hình thành được thói quen tiết kiệm, tính toán và chăm sóc bản thân của hội viên phụ nữ đồng bào DTTS, các cấp Hội phụ nữ thành phố đã tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ đồng bào DTTS tham gia vào các tổ, nhóm tiết kiệm như “Phụ nữ DTTS tiết kiệm từ 5 - 10 triệu đồng”, tổ nhóm tiết kiệm xoay vòng, tiết kiệm 5.000đ/người/tháng, “Hũ gạo tình thương”, “Nuôi heo đất”… Từ nguồn vốn này, chị em chúng tôi vừa có vốn làm kinh tế vừa mua được thẻ BHYT, được chăm sóc sức khỏe bản thân chu đáo, yên tâm hơn”.

Theo ông Trần Văn Lực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai thông tin: Nếu năm 2009, toàn tỉnh chỉ có trên 69% người dân có thẻ BHYT,  thì đến năm 2023 đã tăng lên 91%. Số lượt người KCB BHYT của năm 2009 chỉ trên 600 ngàn lượt, đến năm 2023 là 1,7 triệu lượt. Cách đây 15 năm, quỹ BHYT chi trả khoảng 122 tỷ đồng cho việc KCB BHYT thì đến năm 2023 đã là trên 880 tỷ đồng.

Từ kết quả đạt được, BHXH tỉnh xác định tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác triển khai chính sách BHYT. Năm 2024, tỉnh phấn đấu có 93,75% người dân có thẻ BHYT, đến năm 2025, tỷ lệ này phải đạt 95%. 

Hiện nay, toàn tỉnh hiện còn khoảng 18% người DTTS chưa tham gia BHYT, tương ứng với khoảng 130.000 người chưa có thẻ BHYT. Theo đó, BHXH đang tham mưu giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho người dân vùng DTTS ra khỏi vùng II, vùng III theo Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tham gia BHYT người dân được chăm sóc, điều trị sức khỏe ban đầu tốt hơn
Tham gia BHYT người dân không còn lo lắng về kinh phí vì đã được BHYT chi trả chăm sóc, điều trị sức khỏe ban đầu tốt hơn

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách về BHYT trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy Gia Lai tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai, quán triệt để mỗi người dân, doanh nghiệp, hộ gia đình, các đơn vị sử dụng lao động nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT, nhận thấy rõ quyền lợi thiết thân khi tham gia BHYT, từ đó tự giác tham gia.

Cùng với đó, chỉ đạo xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ và hàng năm của địa phương; gắn việc thực hiện chỉ tiêu về BHYT với thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT; trong đó 98% là người DTTS như chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.