Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn huyện Đức Cơ

Ngọc Thu - 19:14, 15/10/2022

Trong 3 ngày 14 - 16/10, tại thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ (Gia Lai), UBND huyện Đức Cơ tổ chức Chợ phiên nông sản an toàn và giới thiệu sản phẩm OCOP lần thứ 2 năm 2022.

Chợ phiên có 60 gian hàng trưng bày nông sản an toàn và sản phẩm OCOP của huyện Đức Cơ
Chợ phiên có 60 gian hàng trưng bày nông sản an toàn và sản phẩm OCOP của huyện Đức Cơ

Tham gia Chợ phiên có 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng của các địa phương, sản phẩm được chứng nhận OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, đồ thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng… và các gian hàng ẩm thực truyền thống, sinh vật cảnh.

Chợ phiên nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản và giới thiệu các sản phẩm OCOP; nâng cao nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn.

Chợ phiên là cơ hội giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP như cà phê, hạt điều... của địa phương ra ngoài huyện, tỉnh và nước bạn Campuchia
Chợ phiên là cơ hội giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP như cà phê, hạt điều... của địa phương ra ngoài huyện, tỉnh và nước bạn Campuchia

Đồng thời, kết nối giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp phân phối và tiêu thụ nông sản; tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý, sản xuất với các cơ sở của các địa phương khác và nước bạn Campuchia. Đây cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 31 năm ngày thành lập huyện Đức Cơ (15/10/1991 - 15/10/2022).

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.