Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Ngọc Thu - 20:36, 22/09/2023

Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.

Lễ ra mắt thương hiệu sản phẩm "Rượu ghè Mẹ Dung"
Lễ ra mắt thương hiệu sản phẩm "Rượu ghè Mẹ Dung"

Với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men lá rừng tại làng Kon Pơ Nang xã Hà Tây, sản phẩm  "Rượu ghè Mẹ Dung" được xây dựng, thiết kế bao bì, nhãn mác, thương hiệu sản phẩm; thiết kế website, thiết kế logo, đăng ký bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu tại Việt Nam; quảng cáo, tuyên truyền sản phẩm rượu ghè mẹ Dung do nghệ nhân Yet thực hiện.

Để làm ra sản phẩm rượu ghè Mẹ Dung, nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên gồm: Gạo lứt, ớt tươi, vỏ cây Hyam. Sau đó, men trộn với gạo ủ qua một đêm sẽ được cho vào những chiếc ghè rượu xinh xắn, khắc họa hình ảnh tượng trưng con người vùng núi Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc. Những chiếc bình đầy ắp gạo và men sẽ được bọc kín bằng những tấm lá chuối được hong qua trên bếp lửa. 

Rượu ghè được ủ trong 2 tuần sẽ cho ra sản phẩm cay nồng nhưng không gắt, vị ngọt thơm đọng lại rất dễ chịu và khó quên. Hương vị của men lá rừng mang đậm sự khác biệt, khiến người uống lâng lâng, nhưng càng uống lại càng vui, càng uống lại càng đắm say.

"Rượu ghè Mẹ Dung" là một trong những sản phẩm thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS
"Rượu ghè Mẹ Dung" là một trong những sản phẩm thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS

Phát biểu tại lễ ra mắt, nghệ nhân Yep - đại điện thương hiệu “Rượu ghè Mẹ Dung” chia sẻ: Là người con trong gia đình được mẹ Dung truyền dạy nghề làm rượu ghè, tôi cảm thấy may mắn và rất tự hào. Từ đó, tôi muốn con cháu của mình luôn học hỏi, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình nói riêng, cũng như truyền thống dân tộc của người Ba Na nói chung. Chung tay giữ gìn và phát huy nét đặc sắc của cha ông để lại. Từ những ghè rượu trong những ngày lê hội, mọi người quây quần bên nhau thưởng thức, cảm nhận dư vị ngọt ngào, nồng nàn, để từ đó biết quý trọng bản sắc của dân tộc mình, gắn kết nhau hơn.

Đây cũng là một trong những hoạt động thực hiện Tiểu dự án 2: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.