Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Khởi tố vụ án chặt hạ 150 cây rừng ở Kông Chro

Ngọc Thu - 16:45, 01/03/2023

Ngày 1/3, ông Trương Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro (Gia Lai) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ phá rừng tại Tiểu khu 792, đồng thời chuyển hồ sơ sang Công an huyện này để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

Hiện trường vụ lâm tặc đốn hạ 150 cây gỗ ở Kông Chro (Gia Lai)
Hiện trường vụ lâm tặc đốn hạ 150 cây gỗ ở Kông Chro (Gia Lai)

Trước đó, ngày 23/2, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh, trong quá trình tuần tra kiểm soát rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông H’de đã phát hiện vụ phá rừng trái pháp luật tại lô 7, khoảnh 7 và lô 1, khoảnh 10, Tiểu khu 792 (địa giới hành chính xã Sró).

Tại hiện trường, có khoảng 125 cây gỗ chủng loại Căm xe, Bằng lăng… bị đốn hạ, tổng khối lượng gỗ tròn thiệt hại là hơn 30 m3. Phần lớn thân cây đã bị đưa ra đi khỏi hiện trường, chỉ còn lại bìa gỗ, cành nhánh cây và mùn cưa. Mở rộng hiện trường vụ phá rừng, cơ quan chức năng tiếp tục ghi nhận có 25 cây gỗ bị “xẻ thịt”. Tại hiện trường, chỉ còn lại bìa gỗ, cành nhánh, mùn cưa.

Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đã ra quyết định khởi tố vụ phá rừng, chuyển hồ sơ sang Công an huyện để tiếp tục điều tra làm rõ
Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đã ra quyết định khởi tố vụ phá rừng, chuyển hồ sơ sang Công an huyện để tiếp tục điều tra làm rõ

Hiện cơ quan chức năng bước đầu đã xác định được đối tượng vi phạm là người DTTS tại địa phương, cưa hạ cây để lấy gỗ làm nhà. Số gỗ tang vật mà các đối tượng mang về nhà cũng đã được xác định. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.