Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Hơn 1.600 tổ hòa giải cơ sở bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS

Ngọc Thu - 20:00, 04/04/2023

Thực hiện Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027”, trong giai đoạn 1 (2017 - 2022), Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp cùng chính quyền các địa phương, các ban, ngành của tỉnh thành lập 1.638 tổ hòa giải ở cơ sở và đã hòa giải thành công nhiều vụ việc với tỷ lệ 1.519/1.853 vụ việc.

Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em người DTTS tại Gia Lai nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em người DTTS tại Gia Lai nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

Hòa giải viên tham gia tổ hòa giải là đại diện cho phụ nữ ở cộng đồng, thấu hiểu tâm lý, dễ gần gũi, tiếp cận khi tiến hành hòa giải. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xóa bỏ phân biệt đối xử về giới.

Nhờ có Tổ hòa giải, Hội Lieemn hiệp Phụ nữ các cấp đã kịp thời lên tiếng đối với các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng. Các mô hình hiệu quả về vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội được ưu tiên duy trì và nhân rộng. Theo thống kê, đã có khoảng 160.000 phụ nữ trên địa bàn tỉnh được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng - chống bạo lực giới, bạo lực gia đình, sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực…

Việc thành lập các tổ hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh là một trong những hoạt động thuộc đề án 938. Qua đó nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, tầng lớp phụ nữ để cùng chung tay giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ. Đồng thời, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em người DTTS nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.