Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Hàng trăm cây rừng bị đốn hạ tại huyện biên giới Chư Prông

Ngọc Thu - 08:31, 21/02/2024

Thông tin từ UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cho biết, đơn vị đã thành lập Tổ công tác liên ngành để điều tra, xử lý vụ phá rừng quy mô lớn vừa xảy ra trên địa bàn biên giới xã Ia Mơ.

Nhiều cây rừng tự nhiên bị triệt hạ tại khu vực xã Ia Mơ, huyện biên giới Chư Prông
Nhiều cây rừng tự nhiên bị triệt hạ tại khu vực xã Ia Mơ, huyện biên giới Chư Prông

Trước đó, vào ngày 17 và 18/2, tại khu vực rừng tự nhiên, cách UBND xã Ia Mơ khoảng 8 km về hướng Đông Bắc có cả trăm cây rừng bị cưa hạ, đốt phá trong phạm vi rộng, có nơi bị phá trắng để làm nương rẫy. 

Nhiều cây đã bị đốn hạ, nằm ngổn ngang trong rừng biên giới Ia Mơ
Nhiều cây đã bị đốn hạ, nằm ngổn ngang trong rừng biên giới Ia Mơ

Quan sát tại khu vực rừng đang bị tàn phá, các cây rừng tự nhiên bị cưa hạ đa phần có đường kính từ 20 - 50 cm, một số có đường kính trên 50 cm. Các cây rừng sau khi bị cưa hạ, được nhóm lâm tặc xẻ thành các thanh gỗ dài dùng để dựng nhà, với chiều dài từ 5 - 7m. Ngoài các cây gỗ thành phẩm bị đưa khỏi hiện trường, thì các cành, bìa cây, mùn cưa và phần gốc còn lại đều bị nhóm đối tượng phá rừng đốt sạch, nhằm xóa dấu vết của vụ phá rừng.

Cây rừng tự nhiên bị các đối tượng cưa hạ đa phần có đường kính từ 20 - 50cm
Cây rừng tự nhiên bị các đối tượng cưa hạ đa phần có đường kính từ 20 - 50 cm

Ngoài các điểm cây rừng bị đốt, xóa dấu vết, mở rộng khu vực tìm kiếm, nhiều cây rừng khác bị cưa, xẻ thành từng thanh gỗ dài tập kết tại nhiều nơi trong rừng chưa kịp đưa đi khỏi hiện trường.

Cây rừng bị đốn hạ bị xẻ thành nhiều thanh gỗ dài
Cây rừng bị đốn hạ bị xẻ thành nhiều thanh gỗ dài

Các cây rừng bị cưa hạ, phá trắng tại khu vực nêu trên đã diễn ra khoảng hơn 1 tuần trước đó, toàn bộ phần lá cây đã bị khô héo, các gốc cây chưa bị đốt vẫn còn chảy nhựa. Các cây rừng bị cưa lấy gỗ trong khu vực này đa phần là các loại Dầu, Kơ Nia. 

Cùng trên địa bàn xã Ia Mơ, tại khu vực kênh Đông cũng xảy vụ phá rừng với nhiều đối tượng tham gia, vụ việc được chính quyền địa phương xác nhận xảy ra khoảng 19h30 ngày 9/2 (đêm 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn) tại Tiểu khu 1.003.

Cây rừng bị các đối tượng cưa hạ
Cây rừng bị các đối tượng cưa hạ

Ngay khi phát hiện, lực lượng chức năng xã Ia Mơ thấy có nhóm khoảng 30 người và 8 xe công nông đang cưa, phá cây rừng tự nhiên trái phép và yêu cầu các đối tượng ngừng các hoạt động và tiến hành thu giữ phương tiện, tang vật liên quan.

 Phản ứng với lực lượng chức năng, các đối tượng có hành động chống đối, to tiếng, đe dọa, đồng thời quay phim, chụp hình cùng nhiều lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng rồi đưa phương tiện rời khỏi hiện trường.

Các cây rừng bị cưa lấy gỗ trong khu vực này đa phần là các loại Dầu, Kơ Nia
Các cây rừng bị cưa lấy gỗ trong khu vực này đa phần là các loại Dầu, Kơ Nia

Qua kiểm đếm sơ bộ, lực lượng chức năng xác định có hơn 150 cây gỗ rừng tự nhiên bị cưa hạ trái phép, nhiều cây đã bị cưa xẻ mang gỗ ra khỏi hiện trường. Các cây gỗ bị cưa hạ chủ yếu là gỗ Dầu, khoảng 14 năm tuổi. Toàn bộ khu vực rừng tự nhiên có cây rừng bị cưa hạ đều thuộc lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Meur quản lý.

Nhiều khoảnh rừng tự nhiên tại xã biên giới Ia Mơ bị phá trắng
Nhiều khoảnh rừng tự nhiên tại xã biên giới Ia Mơ bị phá trắng

Xác minh bước đầu, cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng cầm đầu trú tại xã Ia Piơr, huyện Chư Prông. Đây là đối tượng kích động chống đối, đe dọa lực lượng chức năng và quay phim, chụp hình, Live stream trên các trang mạng xã hội.

Hiện cơ quan chức năng huyện Chư Prông đã bắt giữ được một số đối tượng và đang tiếp tục mở rộng điều tra. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.