Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gia Lai: Điều chỉnh vốn đầu tư dự án 6 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Uyển Nhi - 08:05, 13/11/2023

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 652/QĐ-UBND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, tổng vốn đầu tư cho dự án này vẫn giữ nguyên là 58,457 tỷ đồng, song vốn phân bổ cho một số huyện, thị xã có sự thay đổi.

Gia Lai điều chỉnh vốn đầu tư dự án 6 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
Gia Lai điều chỉnh vốn đầu tư dự án 6 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là “Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. 

Theo Quyết định số 652/QĐ-UBND, tổng vốn đầu tư cho dự án này vẫn giữ nguyên là 58,457 tỷ đồng, song vốn phân bổ cho một số huyện, thị xã có sự thay đổi. Cụ thể, có 5 địa phương tăng vốn và 11 địa phương giảm vốn. Các huyện tăng vốn gồm: Ia Grai tăng 530 triệu đồng (từ 2,326 tỷ đồng tăng lên 2,856 tỷ đồng); Phú Thiện tăng 6,065 tỷ đồng (từ 5,504 tỷ đồng tăng lên 11,569 tỷ đồng); Kbang tăng 6,732 tỷ đồng (từ 3,786 tỷ đồng tăng lên 10,518 tỷ đồng); Chư Păh tăng 7,734 tỷ đồng (từ 2,783 tỷ đồng tăng lên 10,517 tỷ đồng); TP. Pleiku tăng 513 triệu đồng (từ 1,44 tỷ đồng tăng lên 1,953 tỷ đồng).

Thi công tuyến đường liên huyện khu vực biên giới tỉnh Gia Lai.
Thi công tuyến đường liên huyện khu vực biên giới tỉnh Gia Lai.

Các địa phương bị giảm vốn gồm: Ia Pa giảm 5,311 tỷ đồng (từ 7,115 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Krông Chro (từ 3,398 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Krông Pa giảm 3,083 tỷ đồng (từ 5,187 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Chư Prông giảm 521 triệu đồng (từ 2,325 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Chư Sê giảm 4,426 tỷ đồng (từ 6,230 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Chư Pưh giảm 512 tỷ đồng (từ 2,316 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Đak Đoa giảm 1,058 tỷ đồng (từ 2,862 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng); Đức Cơ giảm 907 tỷ đồng (từ 3,011 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Đak Pơ giảm 3,112 tỷ đồng (từ 5,216 tỷ đồng giảm còn 2,104 tỷ đồng); Mang Yang giảm 263 triệu đồng (từ 2,067 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng) và thị xã Ayun Pa giảm 1,087 tỷ đồng (từ 2,891 tỷ đồng giảm còn 1,804 tỷ đồng).

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trình HĐND cùng cấp hoặc phân cấp cho HĐND cấp xã lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn, hàng năm; Ban Dân tộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc tình hình triển khai kế hoạch.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.