Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Chợ làng trong phố

Thùy Dung - 13:50, 30/09/2020

Hình ảnh những người phụ nữ nô nức rủ nhau, đưa nông sản của mình về nhà ông Plunh ở làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku (Gia Lai) để chuẩn bị cho buổi chợ chiều đã trở thành bức tranh đặc sắc về đời sống người Gia Rai nơi đây. Chợ làng trong phố của bà con chỉ với những bó rau trong vườn nhà, con cá đánh bắt được. Từ ngày có chợ, có thu nhập nên đời sống của nhiều người dân đã được cải thiện.

Phiên chợ chiều tấp nập ở trong sân nhà ông Plunh
Phiên chợ chiều tấp nập ở trong sân nhà ông Plunh

Tấm lòng của Plunh 

Khi con gà cất tiếng gáy đầu tiên cũng là lúc người dân ở làng Ngó, làng Ngol và các làng lân cận trên địa bàn phường Trà Bá bắt đầu đi thu hoạch rau, để chuẩn bị cho buổi chợ. Chợ của người Gia Rai nơi đây, chỉ là một khu chợ được tận dụng từ một cái sân nhà của ông Rơ Mah Plunh, trưởng thôn cũ của làng. 

Trước đây, người Gia Rai ở đây buôn bán dọc đường, dọc vỉa hè, không có chỗ ngồi bán. Thấy người dân đi họp chợ ngoài vỉa hè nguy hiểm rình rập, một số bà con gùi đi bán cũng cực khổ mà không được là bao, ông Plunh đã tận dụng mảnh đất của nhà mình, tạo điều kiện để bà con có chỗ ngồi để buôn bán, kiếm thêm thu nhập. 

Chia sẻ về khung cảnh nhộn nhịp ngay trong sân nhà, ông Plunh cho biết: Thật ra, ông chỉ tận dụng mảnh đất này để giúp một vài hộ dân có chỗ bán hàng thôi. Sau này, người dân làng đổ về càng đông, không thể từ chối được, vì họ cũng khổ nên mình lại tạo điều kiện cho họ ngồi buôn bán, kiếm đồng ra đồng vào. Để giúp người dân che mưa nắng, ông làm mái hiên giúp bà con có chỗ ngồi ổn định. Sợ ảnh hưởng đến giao thông, ông nói bà con dặn khách nếu ghé mua đồ ăn thì cất xe gọn gàng, tránh gây ùn tắc.

Chị Siu H’Ă, một người bán hàng tại sân nhà ông Plunh cho biết: Nhờ có chú Plunh cho ngồi ở đây bán mà mình có thêm thu nhập nuôi con ăn học. Chợ này khi trong vườn có gì thì mang ra bán, hết hàng thì lại nghỉ, để nhường chỗ cho người khác. Thường thì bắt đầu từ 10h trưa, dân làng sẽ đưa hàng về đây để bắt đầu buổi chợ. “Biết là bán hàng trong sân nhà Plunh nên chúng tôi cũng rất có ý thức, tan chợ là dọn dẹp sạch sẽ xong mới trở về nhà”, chị Siu H’Ă nói.

Đời sống thay đổi nhờ có chợ

Đến thăm chợ ở nhà ông Plunh, bức tranh về đời sống phong phú của người Gia Rai ở nơi đây càng đặc sắc hơn. Nhờ tấm lòng của ông, bà con đã biết đưa nông sản sạch của mình để kinh doanh kiếm thêm thu nhập. Một vài chị phụ nữ Gia Rai khác biết cách kinh doanh hơn còn chủ động đi thu mua rau sạch để về chợ bán lại. 

 Bà Kpă H’Luck (làng Ngó) cho biết: Từ khi có chỗ buôn bán, dân làng không phải mất sức gùi đi bán nữa. Cũng không phải chịu cảnh trốn chạy khi cơ quan chức năng đến giải tỏa vỉa hè khi chúng tôi ngồi bán. Hơn 1 năm nay, khách hàng biết đến chợ ngày càng đông, bà cũng đã có khách quen. “Nhà tôi ít đất, nên chủ yếu mình đi mua rau về bán lại. Nhờ có công việc này, tôi cũng đỡ khổ hơn mà lại có thêm thu nhập”, bà Kpă H’Luck nói.

Ngoài hình ảnh những bà mẹ, chị gái người Gia Rai đon đả mời chào khách ghé thăm sạp hàng của mình, chợ chiều nơi đây còn có sự góp mặt của những đứa trẻ làng theo chân mẹ đi bán sau giờ học. Những đứa trẻ không còn trốn khi thấy người lạ, mà mạnh dạn mời khách mua hàng với nụ cười, nét mặt phấn khởi khi bán được bó rau, con cá giúp cha mẹ. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.