Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: Bàn giao 39 công trình “Giếng sạch trao buôn”

Thùy Dung - 19:22, 11/05/2022

Từ ngày 9 - 11/5, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với tổ chức ASIF (Australasia Social Impact Foundation) tại Việt Nam đã bàn giao 39 công trình "Giếng sạch trao buôn" cho người dân tại 3 huyện: Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh của tỉnh Gia Lai.

Bàn giao công trình cho người dân ở xã Ia Phí, huyện Chư Păh, Gia Lai
Bàn giao công trình cho người dân ở xã Ia Phí, huyện Chư Păh, Gia Lai.

Theo đó, mỗi công trình bao gồm: Bồn chứa nước 3.000 lít, máy bơm, sân, khuôn viên và các phần phụ trợ khác. Kinh phí xây dựng từ 80 - 120 triệu đồng/công trình. Tại buổi bàn giao, cán bộ các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh và cán bộ tổ chức ASIF đã hướng dẫn người dân, đồng bào DTTS các địa phương cách thức sử dụng, cũng như bảo quản công trình.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Giếng sạch trao buôn” được triển khai theo giai đoạn từ năm 2021 - 2023, do tổ chức ASIF phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai và các địa phương thực hiện. Theo lộ trình, dự án sẽ triển khai hỗ trợ 200 giếng khoan trên địa bàn 14 huyện của tỉnh Gia Lai. Dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi về nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn.

Niềm vui của đồng bào khi có giếng nước sạch.
Niềm vui của đồng bào khi có giếng nước sạch.

Ông Dương Đình Diện, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Gia Lai, cho biết: Đây là chương trình thực hiện mang tính chất chìa khóa trao tay. Hội Chữ Thập đỏ phối hợp với ASIF tiến hành lựa chọn địa bàn để triển khai các giếng nước phù hợp với quy hoạch, các vấn đề của Nhà nước về khai thác nước ngầm để lựa chọn địa bàn triển khai giếng, tạo sự đồng thuận ở cơ sở. 

Dự án “Giếng sạch trao buôn” có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước sạch cho người dân ở vùng đồng bào DTTS, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt hay xảy ra, đặc biệt là vào mùa khô. Qua đó, bảo đảm người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.