Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia Lai: 2 nạn nhân người Gia Rai bị lừa sang Campuchia lao động đã về nước an toàn

Ngọc Thu - 18:35, 04/07/2022

Tối ngày 3/7, 2 nạn nhân là người Gia Rai ở xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã về nước an toàn sau hơn nửa tháng sập bẫy lừa của đường dây đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia, với lời hứa làm việc nhẹ lương cao, nhưng thực chất bị ép buộc đòi người thân số tiền hàng trăm triệu để chuộc thân.

Sau khi hạ cánh tại sân bay Pleiku, 2 nạn nhân được các lực lượng chức năng tiếp nhận và hỗ trợ các nạn nhân trước khi trở về địa phương
Sau khi đến sân bay Pleiku, 2 nạn nhân được các lực lượng chức năng tiếp nhận và hỗ trợ các nạn nhân trước khi trở về địa phương

Hai nạn nhân là anh Puih Thái (SN 1994) và anh Puih Phú (SN 2006), cùng trú tại làng Kloong, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trở về bằng đường hàng không tại Cảng Hàng không Pleiku (Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Đây là 2 trong số 7 nạn nhân ở độ tuổi thanh, thiếu niên của xã biên giới Ia O bị sa bẫy lừa của đối tượng Trần Quang Quyết (SN 2001), trú tại Thôn 7, xã Ia Đal, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum, đầu tháng 6/2022 vừa qua.

Theo đó, thông qua mạng xã hội Facebook “Bin Trần”, Quyết đã dụ dỗ các nạn nhân vượt biên trái phép sang Campuchia với lời hứa làm việc nhẹ, lương cao. Tuy nhiên, sang tới Campuchia, các đối tượng tại đây yêu cầu họ ký hợp đồng lao động với điều khoản phạt số tiền lớn nếu không đáp ứng được. Tại đây, các nạn nhân thường xuyên bị đánh đập bằng gậy và dây điện; dọa bán hoặc đưa ra biển để sát hại. Anh Kpuih Thái đã buộc phải báo gia đình chuyển khoản 90 triệu đồng, các nạn nhân khác phải chuyển khoản 150 triệu đồng chi phí bồi thường hợp đồng lao động.

Sau khi hạ cánh tại sân bay Pleiku, tỉnh Gia Lai, các nạn nhân được các lực lượng Biên phòng tỉnh, Đoàn đặc nhiệm Phòng, chống ma túy và Tội phạm miền Nam; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tiếp nhận và hỗ trợ các nạn nhân trước khi trở về địa phương ở xã Ia O, huyện Ia Grai.

Hiện tại, các lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, đấu tranh với đường dây tội phạm này.

Được biết, thời gian qua, lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết và mong muốn tìm việc có lương cao, nhiều đồng bào DTTS tại tỉnh Gia Lai đã bị tội phạm công nghệ cao thông qua mạng Internet lừa đảo, dẫn dụ sang Campuchia làm việc trong đường dây lừa đảo. Từ đó, buộc gia đình các nạn nhân phải chuyển hàng trăm triệu để chuộc thân.

Công an tỉnh Gia Lai đã khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn mới của bọn lừa đảo, tỉnh táo trước những lời mời làm việc nhẹ lương cao trên Internet, nhằm tránh những bẫy lừa của tội phạm. Đồng thời, cần phải tìm hiểu kỹ, muốn tìm việc ở nước ngoài thì thông qua các cơ quan của Sở Lao động Thương binh - Xã hội để có hướng dẫn, tư vấn cụ thể. Các gia đình có con em đang ở độ tuổi lao động thì cần có sự chia sẻ, gắn kết, hỗ trợ để tìm công việc phù hợp, tránh trường hợp bị các đối tượng dẫn dụ, lừa đảo.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.