Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Vũ Mừng - Sơn Tùng - 07:25, 25/04/2024

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…

Gia đình của nghệ nhân người Mông Mua Sè Sính (73 tuổi) nổi tiếng khắp vùng với nghề chạm bạc được lưu truyền qua 7 đời
Gia đình của nghệ nhân người Mông Mua Sè Sính (73 tuổi) nổi tiếng khắp vùng với nghề chạm bạc được lưu truyền qua 7 đời

Thôn Lao Xa là nơi sinh sống của hơn 100 hộ gia đình người Mông. Tại đây, gia đình của nghệ nhân người Mông Mua Sè Sính (73 tuổi) nổi tiếng khắp vùng với nghề chạm bạc được lưu truyền qua 7 đời. Các trang sức làm từ bạc là một phần quan trọng của đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Mông ở Hà Giang. Theo quan niệm, bạc là vật liệu thiêng có thể đuổi tà ma, gió độc, đồng thời là hồn cốt, tập tục để tưởng nhớ cội nguồn, biết tổ tiên.

Nghệ nhân Mua Sè Sính đã có hơn 50 năm gắn với nghề chạm bạc
Được cha truyền nghề từ năm 14 tuổi, tới nay nghệ nhân Mua Sè Sính đã có hơn 50 năm gắn với nghề chạm bạc. Trong nhiều năm qua, ông bắt đầu truyền dạy nghề cho con và cháu trai trong gia đình.

Được cha truyền nghề từ năm 14 tuổi, tới nay Nghệ nhân Mua Sè Sính đã có hơn 50 năm gắn với nghề chạm bạc. Trong nhiều năm qua, ông đã truyền dạy nghề cho con và cháu trai trong gia đình.

Để tạo ra một trang sức bằng bạc, người Mông phải dùng những công cụ chế tác gồm: Bễ thổi, khuôn đúc, các loại dụng cụ cán, các loại búa, kìm và bộ đục chạm hoa văn...
Để tạo ra một trang sức bằng bạc, người Mông phải dùng những công cụ chế tác gồm: Bễ thổi, khuôn đúc, các loại dụng cụ cán, các loại búa, kìm và bộ đục chạm hoa văn...

Để tạo ra một trang sức bằng bạc, người Mông phải dùng những công cụ chế tác gồm: Bễ thổi, khuôn đúc, các loại dụng cụ cán, các loại búa, kìm và bộ đục chạm hoa văn. Thời gian trước, nguyên liệu dùng để chế tác thường là các đồng bạc hoa xòe. Nay loại bạc này rất hiếm, gia đình ông thường phải dùng nguyên liệu bạc thông thường để sản xuất. Việc chọn đúng bạc tinh khiết, không lẫn tạp chất là điều kiện tiên quyết đề chế tác ra các sản phẩm bạc đạt chất lượng.

Quy trình chế tác gồm rất nhiều công đoạn
Quy trình chế tác gồm rất nhiều công đoạn

Các sản phẩm chạm bạc mang tính sáng tạo, thẩm mỹ cao được tạo ra ở Lao Xa có quy trình chế tác gồm rất nhiều công đoạn. Từ nung bạc, đổ khuôn, chế tác hình dạng trên đe, rồi mới được chạm khắc hoa văn, đánh bóng.

Ngày nay, ngoài những dụng cụ thủ công thô, các nghệ nhân đã được hỗ trợ bởi máy móc
Ngày nay, ngoài những dụng cụ thủ công thô, các nghệ nhân đã được hỗ trợ bởi máy móc

Ngày nay, ngoài những dụng cụ thủ công thô, các nghệ nhân đã được hỗ trợ bởi máy móc như máy cán, dập… giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tạo sản phẩm đẹp và chất lượng hơn.

Người thợ chạm bạc phải kiên trì, cần cù, phần đấu rất nhiều năm để đạt đến kỹ thuật tinh hoa của nghề
Người thợ chạm bạc phải kiên trì, cần cù, phần đấu rất nhiều năm để đạt đến kỹ thuật tinh hoa của nghề

Để làm chạm khắc bạc đòi hỏi người thợ phải khéo léo và tỷ mỉ. Hơn nữa, người thợ chạm bạc cũng phải kiên trì, cần cù, phần đấu rất nhiều năm để đạt đến kỹ thuật tinh hoa của nghề bạc thôn Lao Xa.

Thời gian để làm ra một món đồ sẽ tùy thuộc vào kích thước, độ khó và mức độ tinh xảo của hoa văn
Thời gian để làm ra một món đồ sẽ tùy thuộc vào kích thước, độ khó và mức độ tinh xảo của hoa văn

Thời gian để làm ra một món đồ sẽ tùy thuộc vào kích thước, độ khó và mức độ tinh xảo của hoa văn. Và vì thế, giá cả của những món đồ này cũng khác nhau. Những món trang sức bé như nhẫn, vòng tay thường làm mất một buổi sáng. Những trang sức công phu hơn như vòng cổ có thể lấy đi vài ngày hoặc cả tháng để hoàn thành.

Các trang sức chạm bạc được làm ra từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân người Mông ở Lao Xa rất độc đáo
Các trang sức chạm bạc được làm ra từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân người Mông ở Lao Xa rất độc đáo

Các trang sức chạm bạc được làm ra từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân người Mông ở Lao Xa rất độc đáo, mang trên mình những họa tiết sinh động, đặc sắc, hút mắt người nhìn.

Theo phong tục của người Mông, trang sức bằng bạc được dùng trong các dịp lễ, tết hoặc tặng cho con gái làm của hồi môn khi về nhà chồng
Theo phong tục của người Mông, trang sức bằng bạc được dùng trong các dịp lễ, tết hoặc tặng cho con gái làm của hồi môn khi về nhà chồng

Theo phong tục của người Mông, trang sức bằng bạc được dùng trong các dịp lễ, tết hoặc tặng cho con gái làm của hồi môn khi về nhà chồng, nên nghề chạm khắc bạc ở Lao Xa có điều kiện gìn giữ và phát huy đến bây giờ.

Trong nhiều năm qua, Nghệ nhân Mua Sè Sính đã truyền dạy nghề cho con và cháu trong gia đình
Trong nhiều năm qua, Nghệ nhân Mua Sè Sính đã truyền dạy nghề cho con và cháu trong gia đình

"Mắt tôi kém dần nên không còn làm được nhiều như trước, trong khi đó, đò bạc được khách đặt làm ngày một nhiều. Khách đến đây không chỉ là người trong vùng, mà còn ở khu vực lân cận, hay khách du lịch. Rất may gia đình tôi con cháu đều theo nghiệp, nên mình cũng yên tâm", Nghệ nhân Mua Sè Sính nói.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.