Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Già A Lào - gương sáng trên vùng biên giới

Lê Trọng Sáng - Kim Anh - 14:55, 19/09/2022

Tại thôn Dak Răng, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, già A Lào (SN 1947, người Ca Dong - thuộc dân tộc Xơ Đăng) không chỉ là cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi, mà còn là Người có uy tín có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc tại xã ngã ba biên giới của tỉnh Kon Tum.

Già A Lào và vợ
Già A Lào và vợ

Vào buổi chiều mới đây, chúng tôi có dịp đến xã Bờ Y,  được anh Lâm Quang Thuận, cán bộ văn hóa thông tin xã dẫn đến thôn Đăk Răng thăm già làng A Lào. Khi chúng tôi đến nhà, già vui vẻ đón khách vào nhà mời nước trò chuyện vui vẻ.

Già A Lào kể, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cuối năm 1967 già A Lào xung phong đi bộ đội, đầu quân vào Tiểu đoàn 304 thuộc Sư đoàn 10, chiến đấu tại Đăk Tô-Tân Cảnh. Trong thời gian trong quân ngũ, già đã gặp và bén duyên cùng vợ là bà Y Hớ, thuộc Tiểu đoàn 304, đến năm 1973, thì tổ chức cưới trong đơn vị.

Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, vợ chồng già xuất ngũ trở về địa phương làm kinh tế, tăng gia sản xuất. Với phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, vợ chồng già luôn ý thức làm gương trong mọi việc để bà con trong thôn học tập, noi theo.

Năm 2010, già A Lào được bà con tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi của thôn. Với cương vị, trọng trách của người đứng đầu Hội, già đã cùng những người cao tuổi của thôn đi đến từng hộ dân để tuyên truyền, bãi bỏ những tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi. Già tham gia hòa giải những vụ tranh chấp đất đai trong thôn, hòa giải những khúc mắc, bất hòa cho một số cặp gia đình.

 Bờ Y là một xã biên giới có đặc thù hết sức phức tạp, một số đối tượng lợi dụng đường biên giới trải dài để vượt biên trái phép hoặc mua bán, vận chuyển ma túy qua biên giới, gây mất trật tự an ninh xã hội. Già A Lào thường xuyên đến từng hộ gia đình để tuyên truyền người dân tuân thủ pháp luật.

Già A Lào bên ao cá của gia đình
Già A Lào bên ao cá của gia đình

Không chỉ nhiệt tình trong công tác xã hội, già A Lào còn là một điển hình làm kinh tế giỏi tại xã Bờ Y. Gia đình già có hơn 1 ha cà phê và hệ thống vườn, ao, chuồng được quy hoạch bài bản. Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng nên vườn cà phê của gia đình già phát triển tốt, cho năng suất cao. Bình quân mỗi năm cho thu nhập hơn 50 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí. Còn ao cá, ngoài cung cấp thực phẩm cho gia đình, mỗi năm cũng cho thu nhập khoảng 15 triệu đồng.

Ngoài ra, già còn gieo cấy mấy sào lúa nước và nuôi gia cầm, đủ phục vụ cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình.

Nhận xét về già làng A Lào, anh Lâm Quang Thuận, cán bộ văn hóa thông tin xã Bờ Y nói: Già làng A Lào là hộ gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi của xã nhiều năm liền. Dù tuổi đã cao, nhưng già luôn phát huy vai trò Người có uy tín, là tấm gương tiêu biểu trong Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Già được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen, được Ủy ban Dân tộc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” năm 2017. 

Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/ 1947- 27/7/2022) vừa qua, già còn được Chủ tịch UBND Kon Tum tặng Bằng khen công nhận là Người có công tiêu biểu nhân dịp 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.