Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ghi từ vùng lũ Thanh Hóa

PV - 11:08, 06/08/2019

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều địa phương khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn, gây ra lũ lụt cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của người dân. Đặc biệt, mưa lũ đã làm hơn chục người chết và mất tích. Miền núi xứ Thanh đang rất cần sự sẻ chia, chung tay giúp đỡ từ cộng đồng.

Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn trở nên trắng tay sau lũ. Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn trở nên trắng tay sau lũ.

Tan hoang sau lũ

Ông Hà Văn Toản, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn cho biết, đến 9 giờ sáng 5/8, công tác cứu hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, 12 nạn nhân mất tích hiện vẫn chưa được tìm thấy. “Trong số những người mất tích, có hộ gia đình ông Hà Văn Tiểu, xã Na Mèo rất đáng thương. Gia đình ông có 6 người hiện đang mất tích.

Ngoài ra, gia đình ông Luyến cùng xã có 4 người thì mình ông Luyến được cứu sống, vợ và 2 con nhỏ của ông vẫn đang mất liên lạc, không biết sống chết thế nào”, ông Toản thông tin.

Mưa lớn, nước sông dâng cao cũng khiến cho việc tiếp cận vào các khu vực bị chia cắt gặp nhiều khó khăn. Quốc lộ 217 từ thị trấn Quan Sơn đi xã biên giới Na Mèo bị sạt lở nghiêm trọng, đoạn km66 có khoảng 1.000m3 đất đá vùi lấp, khiến giao thông bị tê liệt.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: Nước sông Luồng rất lớn, địa phương báo một số nhà dân đang bị trôi. Hiện đang bị chia cắt nhiều, chưa thể tiếp cận được.

Lực lượng chức năng đang nỗ lực đưa thực phẩm vào bản Sa Ná. Lực lượng chức năng đang nỗ lực đưa thực phẩm vào bản Sa Ná.

Tại huyện Mường Lát, hàng chục điểm sạt lở xuất hiện trên các tuyến đường giao thông. Thống kê sơ bộ ban đầu, đã có 13 điểm sạt lở, gây ách tắc giao thông tại các xã Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn và 1 điểm tại xã Tén Tằn.

Quốc lộ 15C, tuyến đường huyết mạch lên thị trấn Mường Lát đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở, gây chia cắt giao thông. Nước lũ đã khiến 1 người mất tích tại bản Na Tao (Pù Nhi) là ông Bùi Đình Khiêm (SN 1961). Hiện công tác tìm kiếm nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn do nước lũ lớn, chảy xiết. Trước đó, mưa lũ cũng đã khiến anh Vàng A Lâu (SN 1986), Trưởng bản Sài Khao, xã Mường Lý tử vong do sạt lở.

Còn tại huyện Quan Hóa mưa trên diện rộng kèm theo gió lốc khiến hàng trăm ngôi nhà tại các xã Phú Sơn, Trung Thành, Trung Sơn, Thành Sơn bị ảnh hưởng.

Lực lượng bộ đội giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Lực lượng bộ đội giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

Khẩn trương giúp đồng bào

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 hiện nay, lực lượng chức năng đã và đang khẩn trương cùng người dân khắc phục hậu quả. Chiều 4/8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đoàn của tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tiếp cận bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn để thăm hỏi, động viên và trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, tích cực tìm kiếm người mất tích. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng đã tiếp cận được bản Son và bản Ché Lầu của xã Na Mèo để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn tiếp tế lương thực.

Tỉnh Thanh Hóa hiện đã điều động hơn 500 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng với lực lượng tại chỗ chia ra nhiều hướng phối hợp tìm kiếm dọc 2 bên sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn và xã Na Mèo (Quan Sơn). Dù trời đã ngớt mưa nhưng hiện nay nước sông chảy xiết, địa hình nhiều nơi bị chia cắt do mưa lũ nên việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.

Còn ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, hiện nay, lãnh đạo huyện Mường Lát đang huy động máy móc, thiết bị và nhân lực tập trung khắc phục sự cố sạt lở.

Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ thăm hỏi gia đình có người chết và nhà bị sập, trôi hoàn toàn tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: HD Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ thăm hỏi gia đình có người chết và nhà bị sập, trôi hoàn toàn tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: HD

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện phát lệnh báo động 2 trên sông Mã và sông Bưởi. Theo đó, Ban chỉ huy yêu cầu, Chủ tịch UBND các huyện phải triển khai ngay việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo các cấp báo động; Tổ chức kiểm tra, rà soát và có phương án xử lý, bảo đảm an toàn cho công trình đê điều, đặc biệt là các đoạn đê xung yếu, cống dưới đê trên địa bàn; Thông báo cho Nhân dân sống vùng ngoại đê biển để chủ động sơ tán khi mực nước lên cao; Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ đầu, thông tin, báo cáo kịp thời về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Trước những thiệt hại nặng nề về người và của do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cả nước chung tay hướng về vùng lũ, sẻ chia với nỗi đau, mất mát của người dân địa phương.

Mọi sự ủng hộ xin gửi về Báo Dân tộc và Phát triển. Địa chỉ: Số 23-ngách 37/2-ngõ 37, tổ 32, phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Số TK: 1302201031666

Tại Ngân hàng: NN&PTNT, Chi nhánh Trung Yên - Hà Nội

Chủ tài khoản:

Báo Dân tộc và Phát triển

Số Fax: : 024.37674765.

Số điện thoại: 024.37674982 (máy lẻ 14)

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.