Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gần dân, được dân ủng hộ, mọi việc sẽ thuận lợi

PV - 15:46, 18/05/2018

Thường xuyên họp dân; tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo huyện với dân để tháo gỡ khó khăn cùng dân; lấy ý kiến nhân dân để đồng thuận thống nhất trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các vấn đề của thôn, bản…

Đó là cách làm hiệu quả của huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi có hơn 97% là đồng bào DTTS về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Dưới đây là một số ý kiến của các cấp chính quyền, người dân về vấn đề này.

Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My:

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở luôn gắn liền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chuyên môn, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tạo không khí thi đua lao động và tinh thần dân chủ trong nhân dân. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình; nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần và củng cố niềm tin của nhân dân.

baodantoc_nguyen_the_phuoc

Định kỳ hằng năm, lãnh đạo huyện xuống tận xã để đối thoại với nhân dân. Trong các buổi đối thoại, lãnh đạo huyện vừa hướng dẫn bà con cách phát triển sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của nhân dân để tháo gỡ khó khăn, đưa ra hướng giải quyết giúp bà con yên tâm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Bà Lê Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Trà Nam:

Để tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, tôi và nhiều giáo viên của trường thường xuyên phân công nhau đến thăm hỏi, động viên gia đình các em học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn...

baodantoc_le_thi_thanh

Mưa dầm thấm lâu, các phụ huynh dần dần cũng ủng hộ việc cho con em mình đến lớp mặc dù từ điểm trường chính vào các điểm trường phần lớn không thể đi được bằng xe máy, điểm gần nhất cũng phải đi bộ 1h đồng hồ. Không chỉ gần dân để công việc chuyên môn trong giảng dạy đạt hiệu quả cao, chúng tôi còn thuyết phục nhân dân đóng góp ngày công lao động để làm nền lớp học, nhà vệ sinh tại các điểm trường để con em của họ được học trong môi trường tốt, sạch sẽ...

Ông Trần Văn Quang, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Trà My:

Đóng chân trên địa bàn huyện miền núi có tới 97% là đồng bào DTTS, với trên 50% hộ nghèo nên công việc đòi hỏi mỗi cán bộ Ngân hàng phải thực sự kiên trì, nhẫn nại đến tận thôn, bản để hướng dẫn cho dân.

baodantoc_tran_van_quang

Làm các thủ tục cho nhân dân xong rồi, chúng tôi còn thường xuyên phải kiểm tra xem họ sử dụng đồng vốn có hiệu quả không, hướng dẫn dân trả nợ… Tôi nghĩ rằng, khi quy chế dân chủ được phát huy thì mọi việc sẽ thuận lợi.

Bà Đinh Thị Liễu, thôn Long Túc, xã Trà Nam:

Gia đình tôi trước đây ở bên kia đỉnh núi, ở đó xa khu dân cư và có nguy cơ sạt lở cao. Được cán bộ vận động, tuyên truyền và giải thích, tháng 6/2017, gia đình tôi quyết định chuyển về nơi ở mới.

baodantoc_dinh-thi-lieu

Đến đây, gia đình tôi được hỗ trợ tiền làm nhà, hỗ trợ phát triển sản xuất. Tôi thường xuyên được tham gia họp thôn và các cuộc đối thoại với các cấp lãnh đạo xã, huyện. Cán bộ hướng dẫn chúng tôi ăn ở hợp vệ sinh, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi. Tại thôn, bản, các công trình xây dựng của thôn, chúng tôi đều được tham gia đóng góp ý kiến…

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.