Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 10/12, đã có 47.973.059 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 19.665.928 ca bệnh đang điều trị, có 19.559.395 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,5%) và 106.533 ca (chiếm 0,5%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, với thêm tới 225.185 ca nhiễm, Mỹ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (54.203 ca) và Ấn Độ (26.351 ca). Cùng với đó, Mỹ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 3.225 ca, sau đó là Brazil (848 ca) và Mexico (800 ca).
Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu tiếp tục tăng rất nhanh, khiến châu Âu trở thành khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới, hiện ở mức 18.995.081 ca, trong đó có 438.748 ca tử vong và 8.671.772 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, châu lục này đã ghi nhận thêm 191.726 ca nhiễm và 4.875 ca tử vong mới vì COVID-19. Nga, Pháp và Italy là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 2.541.199; 2.324.216 và 1.770.149 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 62.566 ca, sau khi có thêm 533 ca trong 24 giờ qua.
Cộng hòa Séc đã quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 23/12. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh nước này ngày 8/12 ghi nhận thêm 5.848 trường hợp mắc COVID-19 - mức cao nhất trong vòng 2 tuần qua. Chỉ số của hệ thống chống dịch bệnh PES tại Séc hiện đang là 64, tương ứng với tình trạng báo động cấp 4, tuy nhiên trạng thái chống dịch bệnh cấp 3 vẫn được duy trì để các cửa hàng và dịch vụ vẫn có thể hoạt động cho tới 8 giờ tối hàng ngày.
Bắc Mỹ trong 24 giờ qua đã ghi nhận thêm 248.369 ca nhiễm COVID-19 và 4.225 ca tử vong vì dịch bệnh này, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 18.296.085 và 438.038 ca. Đây là khu vực có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Với 15.819.786 ca nhiễm và 296.680 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 1.193.255 và 435.330 ca nhiễm, cùng 110.874 và 12.983 ca tử vong vì COVID-19.
Với 17.844.025 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 10/12, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ ba thế giới. Trong đó, 306.221 ca đã tử vong do COVID-19 và 15.747.571 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 9.762.326; 1.072.620 và 925.342 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 141.735; 51.212 và 15.531 ca.
Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 71.246 ca nhiễm và 1.320 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 11.711.421 ca và 335.786 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 54.203 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 66.730.118 vào thời điểm hiện tại, và 848 ca tử vong mới do dịch bệnh này. Tiếp sau đó là Argentina và Colombia với lần lượt 213 và 150 ca tử vong mới.
Tính đến sáng 10/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 2.320.174 ca, trong đó có 54.963 ca tử vong và 1.977.391 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 828.598 ca nhiễm và 22.574 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 6.709 ca nhiễm mới và 142 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Ai Cập, với tổng số lần lượt 388.184 và 119.702 ca nhiễm bệnh cùng 6.427 và 6.832 ca tử vong.
Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 46.283 ca nhiễm (tăng 88 ca) và 1.032 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 6 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 27.993 ca, trong đó 908 ca tử vong.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến nghiêm trọng, công cuộc nghiên cứu và phát triển, thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 vẫn đang được tích cực triển khai trên thế giới. Một nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Lâm sàng Thành phố Pyatigorsk, thuộc tỉnh Stavropol của Nga đã phát triển một loại thuốc có thể ngăn chặn hoạt động của virus SARS-CoV-2. Theo văn phòng thông tin Sở Y tế Stavropol, loại thuốc trên đã được thử nghiệm về độc tính và hoạt tính kháng virus tại Viện Gamaleya - nơi sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới. Bản chất của thuốc dựa trên đặc tính ngăn chặn RNA của virus, mà các chuyên gia gọi là “liệu pháp antisense”/.