Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Gameshow hài: Rơi thẳng đứng vì "phốt"

PV - 11:05, 08/02/2023

Ơn Giời, cậu đây rồi, Cười xuyên Việt, Thách thức danh hài... là những gameshow hài từng “làm mưa, làm gió” trên sóng truyền hình vì đạt tỷ suất người xem (rating) cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện tại, các chương trình này đã không còn nhận được sự chú ý của phần lớn công chúng.

 Gameshow hài từng bùng nổ trên sóng truyền hình
Gameshow hài từng bùng nổ trên sóng truyền hình

Có lẽ, sự xuất hiện quá ồ ạt, cùng “vấn nạn” hài nhảm, format chương trình không có gì đổi mới đã khiến khán giả quay lưng hờ hững với hàng loạt gameshow hài trên sóng truyền hình.

Một thời “oanh liệt”

Giai đoạn 2015-2016, không khó để nhận thấy sức hút của các chương trình hài, thể hiện qua rating và báo giá quảng cáo của nhà đài. Ngay mùa phát sóng đầu tiên, các chương trình đều đạt tỷ suất người xem đáng mơ ước, từ 9 đến hơn 10%. Giá quảng cáo có thể đẩy lên đến gần 400 triệu cho một TVC 30 giây. Chưa kể, khi phát lại trên YouTube, mỗi tập phát sóng đều thu hút cả triệu lượt xem. Hốt bạc khủng nên các nhà đài, đơn vị sản xuất đều tập trung cho thể loại này. Chỉ tính riêng THVL (Đài PT-TH Vĩnh Long) đã cho ra đời thêm 2 phiên bản khác nhau của Cười xuyên Việt là phiên bản nghệ sĩ và Tiếu lâm hội (dành cho các nhóm hài). Không kém cạnh, Danh hài đất Việt, Làng hài mở hội cũng tới tấp trình làng…

Có thể nói, gameshow hài thu hút người xem bởi đáp ứng được nhu cầu giải trí của phần đông khán giả. Sau ngày dài vất vả với guồng quay công việc, gánh nặng mưu sinh, được thưởng thức hài và cười một cách thoải mái, thư giãn tinh thần là nhu cầu chính đáng của người xem. Những tiểu phẩm của các nghệ sĩ là thí sinh tham gia trong Ơn Giời, cậu đây rồi, Thách thức danh hài… không đặt quá nặng vấn đề thông điệp mà quan trọng là khiến khán giả được cười “thả ga”. Nếu trong Ơn Giời, cậu đây rồi, khán giả được chứng kiến những màn xử lý tình huống của khách mời trước những thử thách “oái oăm” do Trưởng phòng đặt ra thì sang đến Thách thức danh hài, khán giả hồi hộp chờ đợi màn chọc cười Giám khảo của thí sinh không chuyên; xem họ được thưởng bao nhiêu tiền.

Với Cười xuyên Việt, Danh hài đất Việt, Làng hài mở hội…, đây là những cuộc so tài của các nghệ sĩ qua các tiểu phẩm do chính họ dàn dựng, thể hiện. Mỗi tập, các thí sinh liên tục đổi mới, hài hước, bi hài đan xen khiến khán giả được sống trong nhiều cung bậc cảm xúc. Điển hình như Nam Thư trong Cười xuyên Việt với tiểu phẩm Bến xe thân ái, ngoài những tràng cười, cô khiến cả trường quay rơi nước mắt vì thông điệp nhân văn sâu sắc được đưa ra trong tác phẩm.

Về yếu tố con người, các chương trình ở thời điểm “hoàng kim” nhận được tình cảm yêu mến của khán giả vì trở thành bệ phóng cho nhiều diễn viên làng hài Việt Nam. Minh Dự, Lê Dương Bảo Lâm, Ngọc Phước, Nam Thư và nhiều cái tên khác đều là diễn viên trưởng thành sau khi thi các gameshow hài. Ngoài thí sinh, dàn giám khảo được mời chấm đều là những gương mặt nổi tiếng nhất nhì lúc đó như Hoài Linh, Trấn Thành, Trường Giang, Việt Hương... Hầu như không một gameshow hài nào vắng bóng những cái tên này, có chăng, để tránh khán giả bị nhàm chán, ê kíp sản xuất mời thêm một số đạo diễn mới hay thí sinh từng có kinh nghiệm thi những mùa trước tham gia nhận xét cùng.

“Hết duyên, đi sớm về trưa mặc lòng”

Tuy nhiên, cũng chính vì mải mê chạy theo số lượng, quên đi chất lượng mà gameshow hài đã “xuống dốc không phanh”. Sự thoái trào xuất phát từ “vấn nạn” hài nhảm. Điển hình có thể kể đến Trấn Thành cười “dễ dãi” trong Thách thức danh hài khi để thí sinh Tấn Lợi đăng quang. Phần thể hiện của thí sinh này bị cho vô nghĩa, nhiều từ ngữ thô tục, không phù hợp khi phát sóng. Trước sự chỉ trích dữ dội, Trấn Thành đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả. Chương trình cũng giảm sức hút khi bị công chúng liệt vào danh sách “thảm họa”.

Ơn Giời, cậu đây rồi cũng từng phải rút kinh nghiệm sâu sắc khi để hình ảnh Phi Thanh Vân có nhiều hành động không “thuận mắt” như uốn éo khiêu gợi, ôm ngực, áp sát đồng nghiệp nam… Trước phản ứng của khán giả, nghệ sĩ Việt Hương đã phải giãi bày: “Mục tiêu của chương trình là giải trí. Chúng tôi làm dâu trăm họ, không thể vừa lòng được tất cả mọi người. Các tiết mục hoàn toàn không có kịch bản nên sự nhanh nhẹn, thông minh, hài hước của khách mời quyết định đến thành bại của mỗi tiết mục”. Tuy nhiên, lời giải thích này không nhận được sự đồng tình vì khán giả cho rằng, dù mục đích chính là chọc cười, nhưng không có nghĩa là phải làm bằng mọi chiêu trò để “cù” khán giả, cần có sự tiết chế để phù hợp với văn hóa, thuần phong, mỹ tục. Chương trình cũng không giới hạn độ tuổi xem, nếu để các em nhỏ thấy được những hình ảnh phản cảm, rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này…

Do tính chất đặc thù, kịch bản chỉ là một phần rất nhỏ trong các gameshow hài. Người tham gia buộc phải có nền tảng tốt về văn hóa ứng xử, kiến thức sâu rộng trong các vấn đề về văn hóa - xã hội. Bằng không, nếu cứ tùy tiện làm theo cảm hứng, những tình huống dở khóc, dở cười, thậm chí phản cảm sẽ là không tránh khỏi. Thực tế, việc này đã từng xảy ra. Hậu quả là sau quãng thời gian “oanh tạc” khung giờ vàng, tỷ suất người xem của những chương trình này rơi thẳng đứng vì dính “phốt”. Giá quảng cáo của Ơn Giời, cậu đây rồi từng rơi xuống mức 200 triệu đồng cho TVC 30 giây, giảm tới gần một nửa so với thời kỳ đỉnh cao vào năm 2016. Trên HTV (Đài TH TP.HCM) và THVL, gameshow hài cũng vắng bóng dần… Một số chương trình buộc phải dừng sản xuất và không thấy có dấu hiệu trở lại như Làng hài mở hội, Hội quán tiếu lâm

Có thể nói, gameshow hài đã hết duyên, đã qua cái thời “kẻ đón người đưa”, không ít chương trình xã hội hóa với sự phối hợp giữa nhà đài và các công ty truyền thông dẫn đến sự buông lỏng kiểm duyệt. Nhiều sự việc gây tranh cãi từ đây khiến khán giả liên tưởng đến những chiêu trò cố ý của nhà sản xuất; vì đồng tiền mà sẵn sàng “coi thường” gu thưởng thức của khán giả, “cho gì bắt khán giả phải ăn nấy”…

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.