Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dùng quẩy tấu đi chợ thay túi nylon

Hồng Minh - 16:06, 06/05/2020

Thay vì đựng thức ăn trong túi nylon khi đi chợ, giờ đây chị em phụ nữ huyện Quang Bình (Hà Giang) đã tạo cho mình một thói quen dùng quẩy tấu đi chợ để hạn chế việc xả rác thải túi nylon, đồ nhựa ra môi trường. Việc làm này đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ chị em hội viên, đồng thời có ý nghĩa lớn đến cộng đồng.

Lễ ra mắt mô hình Tổ Phụ nữ liên kết dùng quẩy tấu đi chợ tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang (Ảnh tư liệu)
Lễ ra mắt mô hình Tổ Phụ nữ liên kết dùng quẩy tấu đi chợ tại thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang (Ảnh tư liệu)

Gần 2 tháng qua, chị Vũ Thị Hoa, dân tộc Pà Thẻn, thôn Tả Ngảo, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình không chỉ đeo quẩy tấu khi vào rừng, lên nương, mà còn sử dụng cho việc đi chợ hằng ngày. Nếu trước đây, mỗi khi đi chợ chị Hoa thường sử dụng túi nylon để dựng đồ, thì giờ đây chiếc quẩy tấu đã trở thành vật dụng được chị Hoa mang theo. 

“Được tuyên truyền về tác hại của túi nylon nên ngay khi thôn Tả Ngảo phát động mô hình Tổ Phụ nữ liên kết dùng quẩy tấu đi chợ từ giữa tháng 3, tôi đã cùng 20 chị em tham gia ngay. Thông qua mô hình, chúng tôi lại càng có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường, cũng như hạn chế tối đa việc vứt rác thải nhựa ra môi trường”, chị Hoa chia sẻ.

Mỗi chiếc quẩy tấu có thể đựng được 30kg đồ hoặc tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người để đan các kích cỡ khác nhau. Cũng nhờ vào phong trào này mà nhiều người trong thôn Tả Ngảo nói riêng, huyện Quang Bình nói chung đã biết đan quẩy tấu. Qua đó còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Với thói quen dùng quẩy tấu đi chợ, thời gian qua, lượng rác thải túi nylon vứt ra môi trường đã giảm rõ rệt. “Trước đây, đựng đồ gì cũng dùng túi nylon, dùng xong thì vứt đi, không tái sử dụng. Nhìn đống rác chỉ toàn thấy túi nylon. Nhưng giờ đây số lượng túi nylon đã ít hơn rất nhiều. Thậm chí đi chợ mua thịt, mua cá còn dùng lạt để treo chứ không đựng trong núi nylon nữa” chị Vũ Thị Hoa cho biết thêm. 

Không chỉ thay đổi thói quen trong gia đình, chị Hoa cùng các chị em hội viên trong thôn Tả Ngảo còn cùng nhau vận động hàng xóm, các tiểu thương hạn chế dùng túi nylon, đồ nhựa một lần trong cuộc sống hằng ngày.

Bà Nguyễn Thị Quyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quang Bình cho biết: “Là huyện miền núi, dù chưa có nhiều biến đổi về môi trường không khí, nguồn nước, nhưng không có nghĩa trong tương lai vẫn sẽ nằm ngoài nguy cơ đó. Vì thế, để ngăn chặn cũng như chung tay cùng xã hội chống lại sự biến đổi môi trường thì việc làm nhỏ như hạn chế sử dụng túi nylon trong sinh hoạt hằng ngày sẽ có những tác động rất lớn tới ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Hiện mô hình này đang được triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn huyện Quang Bình”.

Cùng với mô hình Tổ Phụ nữ liên kết dùng quẩy tấu đi chợ, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn triển khai nhiều mô hình khác như mô hình Tổ Phụ nữ xách làn đi chợ như tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì; xã Hùng An, huyện Bắc Quang; xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên…

Những việc làm này dù nhỏ nhưng đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của chị em, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chung tay xây dựng nông thôn mới. Với ý nghĩa thiết thực, mô hình Tổ Phụ nữ liên kết dùng quẩy tấu đi chợ, Tổ Phụ nữ xách làn đi chợ đã và đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của chị em hội viên phụ nữ. Qua đây, cần nhân rộng thêm mô hình ở nhiều địa phương khác trong cả nước.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.