Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đức Cơ (Gia Lai): Nhiều mô hình thiết thực thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngọc Thu - 08:59, 17/12/2024

Triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã có nhiều cách làm sáng tạo, triển khai nhiều mô hình ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng, phát triển cộng đồng.

Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Klũh Yẻh chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, vận động người dân phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng làng Klũh Yẻh chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền, vận động người dân phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Klũh Yẻh (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ) là ngôi làng đặc biệt khó khăn với hơn 80% đồng bào DTTS Gia Rai sinh sống. Người dân chủ yếu làm nông, trình độ nhận thức còn hạn chế, trong các ngôi làng vẫn còn tồn tại tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông...

Nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân cũng như xóa bỏ định kiến về giới, tập tục, thói quen có hại cho phụ nữ, trẻ em, tháng 7/2023, “Tổ truyền thông cộng đồng” (TTCĐ) làng Klũh Yẻh được thành lập với 10 thành viên để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động. 

Thành viên là những Người có uy tín trong cộng đồng, có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước truyền thông, phòng - chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phòng chống bạo lực gia đình... 

Từ khi thành lập đến nay, Tổ TTCĐ đã giải quyết 2 vụ mâu thuẫn trong cộng đồng về tranh chấp đất đai và kịp thời ngăn chặn tảo hôn.

Tổ truyền thông cộng đồng làng Klũh Yẻh họp định kỳ hàng tháng
Tổ truyền thông cộng đồng làng Klũh Yẻh họp định kỳ hằng tháng

Chị Siu H’Pdanh, Tổ truyền thông làng Klũh Yẻh, xã Ia Lang chia sẻ: Là thành viên của Tổ TTCĐ tôi được trang bị nhiều kiến thức về pháp luật, được nâng cao kỹ năng truyền thông của mình. Tôi thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Tôi mong muốn được góp sức  xoá bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, đặc biệt là tảo hôn và bạo lực gia đình, cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh.

Dù mới được thành lập, nhưng CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Trung học cơ sở Siu Blễh (xã Ia Lang, huyện Đức Cơ), đã trang bị được nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích cho học sinh vùng đồng bào DTTS và miền núi. 

Đặc biệt, vào sáng thứ 2, sau khi thực hiện xong nghi lễ chào cờ, các thành viên CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” đã tự tin biểu diễn tiểu phẩm mang thông điệp “Nói không với bạo lực học đường” nhằm truyền tải thông điệp hãy chung tay vì môi trường học đường an toàn và lành mạnh. Tiểu phẩm đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các bạn học sinh, qua đó, tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, xóa bỏ định kiến giới… ngay trong nhà trường một cách dễ dàng, có hiệu quả hơn.

Các thành viên CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Trung học cơ sở Siu Blễh tự tin biểu diễn tiểu phẩm mang thông điệp “Nói không với bạo lực học đường”
Các thành viên CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Trung học cơ sở Siu Blễh tự tin biểu diễn tiểu phẩm mang thông điệp “Nói không với bạo lực học đường”

Bên cạnh đó, các em học sinh còn được tham gia buổi truyền thông về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong học sinh và các kiến thức bổ ích để bảo vệ bản thân. Đồng thời, các em phấn khởi, tự tin tham gia đối thoại, chia sẻ, trả lời các câu hỏi thú vị liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Em Kpuih Nhớt (lớp 9A, Trường THCS Siu Blễh) tâm sự: Tham gia CLB em có thêm các kỹ năng sống về tự khám phá nhận thức, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, nhà trường, cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, hệ luỵ của nạn tảo hôn. Chúng em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi. Em và các bạn được sống trong môi trường vui tươi, an toàn và thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong trường học, cộng đồng. Từ đó, chúng em nhận thức được việc học tập rất quan trọng để có một tương lai tốt đẹp.

Với đặc thù huyện biên giới Đức Cơ có 10 xã, thị trấn với 73 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 45 làng vùng đồng bào DTTS, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua Hội LHPN huyện Đức Cơ đã tích cực triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025) tại 8 xã với 29 làng đặc biệt khó khăn.

Sau 3 năm triển khai, huyện Đức Cơ đã thành lập được 18 Tổ TTCĐ, 1 Địa chỉ tin cậy cộng đồng, 3 Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn nâng cao năng lực cho nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng, vận hành CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” và 10 buổi truyền thông thay đổi nếp nghĩ cách làm góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới tại các làng đặc biệt khó khăn…

Bà Rơ Châm H’Thanh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai khẳng định: Thực hiện Dự án 8 là điều kiện thuận lợi để Hội LHPN huyện và các cơ quan, ban, ngành địa phương thúc đẩy chăm lo đến đối tượng yếu thế như phụ nữ và trẻ em DTTS, những người còn chịu nhiều thiệt thòi; thúc đẩy quyền và trao cho họ cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng huyện Đức Cơ ngày càng phát triển.

Đến năm 2025, huyện Đức Cơ sẽ thành lập 29 Tổ TTCĐ, 2 mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng, 5 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi
Đến năm 2025, huyện Đức Cơ sẽ thành lập 29 Tổ TTCĐ, 2 mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng, 5 CLB thủ lĩnh của sự thay đổi

Phấn đấu đến năm 2025, huyện Đức Cơ sẽ thành lập 29 Tổ TTCĐ, 2 Địa chỉ tin cậy cộng đồng, 5 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn lồng ghép giới, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức vận động bình đẳng giới cho cán bộ DTTS tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. 

Đồng thời, phát huy vai trò của các mô hình trong công tác tuyên truyền, vận động và các hoạt động truyền thông nhằm thúc đẩy một cách mạnh mẽ trong giải quyết một cách căn bản bất bình đẳng đối với phụ nữ và trẻ em gái; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Đồng bào Rơ Măm kỳ vọng từ kết quả Cuộc điều tra 53 DTTS sẽ tiếp tục có nhiều chính sách đầu tư cho các DTTS rất ít người

Theo kết quả Cuộc điều tra tình hình kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2019, dân tộc rất ít người Rơ Măm sinh sống tập trung ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum), với 150 hộ, 693 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33,3%, hộ cận nghèo chiếm 36,4%. Từ kết quả của cuộc điều tra, Trung ương và tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với dân tộc Rơ Măm. Qua đó, làm thay đổi toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Rơ Măm.