Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng tự nhiên: Tuyên truyền là chưa đủ

PV - 14:24, 21/05/2018

Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, những năm qua, ngành Y tế đã tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, các đoàn thể triển khai nhiều hoạt động nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính. Hằng năm, tỉnh đều tổ chức tuyên truyền về công tác dân số thông qua nhiều hình thức. Thế nhưng, tỷ số giới tính khi sinh của Tuyên Quang luôn ở mức cao và còn có xu hướng tăng qua từng năm.

Người dân tìm hiểu về công tác DSKHHGĐ. Người dân tìm hiểu về công tác DSKHHGĐ.

 

Cụ thể, nếu như năm 2001, tỷ số này là 106/100, năm 2003 là 107/100, thì đến năm 2008 đã vượt lên 110/100. Từ 2013 đến nay, tỷ lệ vẫn xấp xỉ 110/100. Riêng trong năm 2017, tỷ lệ là 114/100. Đó quả thực là vấn đề đáng báo động trong công tác dân số ở Tuyên Quang thời điểm hiện tại.

Theo chị Đinh Thanh Huyền, cán bộ chuyên trách công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) thị trấn Tân Yên, nguyên nhân là do đông đảo người dân vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, muốn có con trai nối dõi tông đường, gánh vác việc nặng của gia đình. “Mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép sinh 1 đến 2 con, nên nguyện vọng của hầu hết các cặp vợ chồng đều muốn có con trai để nối dõi tông đường. Thậm chí, nhiều gia đình đã tìm nhiều biện pháp để cố gắng sinh cho bằng được con trai, dù đã có 2 con gái…” chị Huyền nói.

Ông Lại Quốc Đạt, Chi Cục trưởng Chi cục DSKHHGĐ Tuyên Quang, cho biết: Để giải quyết những vấn đề mất cân bằng giới tính này, vừa qua tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025”. Qua đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là trong trường học; nâng cao kỹ năng, kiến thức của đội ngũ cộng tác viên dân số; cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và các sản phẩm truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh đến người dân; nghiêm túc thực hiện việc hỗ trợ phụ nữ nghèo là người DTTS sinh con đúng chính sách dân số; đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về cấm các hình thức chọn giới tính thai nhi.

Thực tế hiện nay cho thấy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã trở thành một trong những vấn đề “nóng” và nan giải đối với công tác DSKHHGĐ không chỉ ở Tuyên Quang mà còn trên địa bàn cả nước ta. Vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mức sống của người dân và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác như tình trạng thừa nam, thiếu nữ, nghĩa là rất nhiều nam giới sẽ không lấy được vợ do bị dư thừa so với nữ giới trong cùng một thế hệ.

Họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời; sẽ diễn ra tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân. Việc thiếu hụt phụ nữ sẽ tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ về mặt xã hội và nhân khẩu học như: Gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm, gia tăng nạn buôn bán phụ nữ và các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Trẻ em gái gặp các nguy cơ phải kết hôn sớm. Di cư trong nước và quốc tế nhằm mục đích kết hôn cũng có thể gia tăng, dẫn đến bất ổn xã hội.

Để có thể nâng cao chất lượng công tác DSKHHGĐ, đặc biệt là việc kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, Tuyên Quang sẽ cải thiện được tỷ số giới tính khi sinh bảo đảm phát triển theo quy luật tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn.

HOÀNG QUÝ

 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.