Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dưa kiểng tí hon sẽ có mặt trên thị trường dịp Tết

PV - 17:39, 16/01/2018

Vụ hoa Tết năm 2018, ông Trần Văn Tiếp ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) sẽ đưa ra thị trường khoảng 1.000 chậu dưa Pepino (còn gọi là dưa tí hon) có nguồn gốc từ Nhật Bản, với giá dao động từ 200.000-500.000 đồng/cây (tùy cây đẹp xấu).

Đến thời điểm này, có hơn 50% sản lượng được khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai xuống tận nhà đặt cọc trả tiền trước.

DUA KIENG

Ông Tiếp cho biết, năm 2016 được một người bạn giới thiệu giống dưa tí hon được trồng thành công tại Đà Lạt (Lâm Đồng) nên ông nhập giống về trồng trong chậu. Để trồng thành công loại cây dưa tí hon, người trồng phải cho cây "ngủ" từ 15-16 tiếng. Nếu không cho cây ngủ nhiều, chắc chắn sẽ thất bại.

"Dưa tí hon giống như cây rừng, kháng bệnh rất mạnh, lại không chịu được phân bón hóa học, chỉ chăm sóc, bón phân vi sinh, phân hữu cơ…", ông Tiếp chia sẻ.

DUA 2
Quả dưa có vị ngọt dịu, khi chín, trái có màu vàng sọc tím. Quả dưa có vị ngọt dịu, khi chín, trái có màu vàng sọc tím.

 

Dưa tí hon có thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch quả trong vòng 2 tháng giúp người nông dân có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Giống dưa này thích nghi được hầu hết loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng yêu cầu độ ẩm liên tục để cho sản lượng trái cây tốt. Dưa tí hon ăn có vị ngọt dịu và ấn tượng nhất là mùi thơm dịu, thường được sử dụng như món tráng miệng hay làm sinh tố. Đặc biệt, dưa tí hon chứa ít đường và rất giàu chất xơ nên tạo cảm giác no lâu và phù hợp với những người ăn kiêng.

AN PHƯỚC

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.