Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đưa ca Huế thành sản phẩm du lịch đặc sắc

Nguyệt Anh - 14:01, 01/12/2020

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế (Thừa Thiên - Huế) bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát đào, làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc, thanh cao.

Biểu diễn ca Huế thính phòng (Ảnh TL)
Biểu diễn ca Huế thính phòng (Ảnh TL)

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Với kỹ thuật đàn và hát, ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế. Ca Huế là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.

Ca Huế ra đời tính đến nay đã hơn 300 năm, là một sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Huế. Tuy nhiên, những chương trình biểu diễn ca Huế đến nay phần lớn vẫn diễn ra tự phát, không được quản lí chặt chẽ.

Thêm vào đó, số lượng nghệ nhân gạo cội còn theo đuổi ca Huế không nhiều, trong khi đó những nghệ nhân trẻ lại ít có cơ hội tìm hiểu chuyên sâu do ảnh hưởng của xu thế thương mại hóa.

Biểu diễn ca Huế trên sông Hương (Ảnh TL)
Biểu diễn ca Huế trên sông Hương (Ảnh TL)

Từ thực trạng đáng báo động đó, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên- Huế quyết định thực hiện Đề án “Phát huy giá trị và xây dựng ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa đặc sắc, giai đoạn 2020 đến 2025”, với 6 mục tiêu cụ thể, gồm: Nâng cao chất lượng chương trình nghệ thuật mẫu, đảm bảo tính đặc trưng của Ca Huế để phục vụ du khách, góp phần khẳng định thương hiệu Ca Huế; Nghiên cứu quy hoạch và hình thành các điểm, không gian biểu diễn, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương (bến thuyền, các dịch vụ hỗ trợ…).

Cụ thể, công tác xây dựng các chương trình ca Huế mẫu sẽ bao gồm chương trình ca Huế mẫu phục vụ khách du lịch trên sông Hương và ngoài trời: Nghênh Lương Đình, công viên Thương Bạc, bia Quốc học, công viên Bùi Thị Xuân... và chương trình ca Huế mẫu biểu diễn trong các không gian thính phòng tại 148 Bùi Thị Xuân, TP. Huế và một số địa chỉ: Châu Hương Viên, các phủ đệ, nhà vườn...

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ diễn viên, nhạc công, Đề án cũng xây dựng các chính sách đãi ngộ cụ thể mang tính đặc thù đối với nghệ nhân, nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong công tác truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản ca Huế, xây dựng, hình thành không gian biểu diễn ca Huế…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.