Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Du lịch phục hồi nhanh sau đại dịch

PV - 15:35, 25/07/2022

Dù ảnh hưởng đại dịch, ngành du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng. Hàng loạt địa phương liên tục “tung” ra các chương trình kích cầu nhằm thu hút du khách.

Ngành Hàng không dự kiến năm 2022 đạt 70-80 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế xấp xỉ 10 triệu lượt và khách nội địa đạt 60-70 triệu lượt.
Ngành Hàng không dự kiến năm 2022 đạt 70-80 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế xấp xỉ 10 triệu lượt và khách nội địa đạt 60-70 triệu lượt.

Tăng trưởng ấn tượng

Theo Tổng cục Du lịch, báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy, du lịch Việt Nam có 6 chỉ số (trong 17 chỉ số trụ cột,) được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới. Bao gồm: Sức cạnh tranh về giá (hạng 15); tài nguyên tự nhiên (hạng 24); tài nguyên văn hóa (hạng 25); hạ tầng hàng không (hạng 27); an toàn, an ninh (hạng 33). Kỳ đánh giá năm 2019, Việt Nam chỉ có 3 chỉ số được xếp vào nhóm này (sức cạnh tranh về giá, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa).

Việt Nam cũng đã đạt những danh hiệu của các tổ chức giải thưởng du lịch toàn cầu uy tín: Điểm đến du lịch châu Á 4 năm liền, điểm đến golf tốt nhất châu Á, điểm đến hàng đầu về di sản, điểm đến hàng đầu về ẩm thực…

Sở Du lịch TPHCM mới đây cho biết, tính mức trung bình, công suất phòng khách sạn 4-5 sao ở TPHCM hiện trên 75%. Theo thông tin của Sở Du lịch Kiên Giang, chỉ trong ngày 13/7/2022, tại Phú Quốc đã có 46.958 du khách trong nước lưu trú, tăng 5.002 khách so với ngày 12/7; lượng khách quốc tế là 2.370, tăng 216 khách.

Sôi động những lễ hội, các tour du lịch mới ở các địa phương

Sau thời gian dài im ắng vì dịch bệnh, rất nhiều chương trình kích cầu được các địa phương liên tục "tung" ra. Phía Bắc có Festival "Tinh hoa Tây Bắc - Hương sắc Lào Cai" sẽ diễn ra từ ngày 5-8/8/2022 tại Sa Pa. Ngày hội Văn hoá Thể thao Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV dự kiến diền ra từ ngày 2- 4/11/2022 tại Việt Trì, Phú Thọ. Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II dự kiến trong quý 4/2022 tại Thái Nguyên…

Miền Trung: Lễ hội Dù lượn Nha Trang và các sự kiện "Nha Trang Chào hè 2022" của Khánh Hòa. Hàng loạt sự kiện văn hóa nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Tuần lễ Festival Huế 2022 được tổ chức.

Miền Nam: TPHCM vào quý 3 năm 2022 sẽ mở tuyến đường thủy bằng tàu cao tốc từ TPHCM đến Tiền Giang, Bến Tre và ngược lại. Các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch được tổ chức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Chương trình dù lượn thể thao ở An Giang; Lễ hội Bánh ở Cần Thơ; Lễ hội Dừa Bến Tre…

Thị trường khách nước ngoài dần tăng trưởng

Theo thống kê, từ tháng 5/2022, lượng khách quốc tế tăng, tuy chưa nhiều nhưng là tín hiệu rất tích cực. Ông Đinh Việt Sơn, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc phục hồi ngành hàng không là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển du lịch. Cùng với việc mở cửa hoàn toàn các đường bay quốc tế đi - đến Việt Nam từ 15/3, việc dỡ bỏ yêu cầu về xét nghiệm COVID-19 đối với người nhập cảnh từ 15/5, ngành Hàng không dự kiến năm 2022 đạt 70-80 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế xấp xỉ 10 triệu lượt và khách nội địa đạt 60-70 triệu lượt.

Trong các thị trường du khách đến Việt Nam, Hoa Kỳ liên tục đứng trong top đầu về số lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014-2019 là 11%. Đường bay thẳng Hoa Kỳ - Việt Nam mới mở sẽ giúp nhanh chóng kết nối thương mại, du lịch hai nước. Với Hàn Quốc, từ tháng 7/2022, sân bay quốc tế Muan (tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc) bắt đầu nối lại các chuyến bay tới Việt Nam. Nhật Bản từ tháng 10/2022 cũng bắt đầu đón khách Việt…

Khắc phục tình trạng tăng trưởng "nóng"

Cũng theo Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021, có một vài chỉ số sụt giảm: Mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông (giảm 2 bậc); Hạ tầng dịch vụ du lịch (giảm 1 bậc); Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (giảm 3 bậc); sự bền vững về môi trường (giảm 2 bậc). Và 4 chỉ số bị xếp hạng thấp nhất là: Y tế và vệ sinh (hạng 73;) hạ tầng dịch vụ (hạng 86); mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (hạng 87); sự bền vững về môi trường (hạng 94).

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu khẳng định, phục hồi và phát triển du lịch phải bảo đảm môi trường an toàn và phát triển bền vững; phải đổi mới và khai thác hiệu quả hơn nữa các nguồn lực; chủ động sáng tạo sản phẩm mới thích ứng với xu thế mới...

Tại buổi họp bàn giải pháp kéo giảm chậm huỷ chuyến bay (6/2022) ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thừa nhận, lượng khách nội địa trong sáu tháng qua đã tăng tới 38% so với cùng kỳ 2019, thời điểm trước khi có dịch COVID-19. Thị trường hàng không tăng trưởng nóng, hạ tầng còn hạn chế, các chuyến bay bị chậm, hủy chuyến ngày càng nhiều. Cần có giải pháp căn cơ để giảm thiểu.

Khách đông, tình trạng chặt chém về giá lại diễn ra ở nhiều địa phương: Hàng ăn tăng giá vô tội vạ ở nhiều điểm thăm quan; Khách gửi xe ở Hội An bị "hét" giá cao; Taxi sân bay Tân Sơn Nhất bắt chẹt khách; Nhiều du khách mất số tiền không nhỏ đặt cọc qua mạng điểm du lịch Lucky Villa, Hòa Bình, trên thực tế chỉ là căn biệt thự "ma". Tương tự là vụ việc đặt Helios Villa Vũng Tàu; Du khách bị bán vourcher tour Phú Quốc giả… Những vụ việc này cần sớm được các cơ quan chức năng vào cuộc. Người dân cũng cần cảnh giác khi đặt phòng, mua tour.

Vấn đề nữa cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng du lịch là nhân sự. Sau hơn hai năm nghừng hoặc hạn chế kinh doanh, nhiều nhân viên du lịch giỏi đã chuyển sang làm việc khác. Giờ thu hút trở lại cũng không thể ngày một, ngày hai nếu không có những chính sách căn cơ, phù hợp.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.