Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Hoàng Thanh - Xuân Hải - 08:50, 02/12/2023

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.

(BCĐ- CĐ Thông tin đối ngoại): Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: VOV)

Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đang là địa bàn trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc lớn nhất trên đường bộ. Những năm gần đây, do lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh tăng mạnh nên có những thời điểm xảy ra tình trạng ùn ứ xe chở hàng tại cửa khẩu, điều này gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, thương nhân. Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, bên cạnh việc duy trì mô hình giao nhận truyền thống hiện nay, cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng thêm mô hình giao nhận mới.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ cũng như hiện thực “Thỏa thuận khung” xây dựng thí điểm Cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, Cửa khẩu Tân Thanh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089.

Đối tượng của Đề án là xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Quá trình thực hiện đề án sẽ được chia thành 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ tháng 11/2023 đến tháng 12/2025 (là giai đoạn xây dựng cơ sở); Giai đoạn 2 từ tháng 01/2026 đến tháng 01/2029 (là giai đoạn vận hành thí điểm). Thời gian thực hiện thí điểm là 03 năm, kể từ khi xây dựng xong hạ tầng cửa khẩu thông minh; tổng kinh phí thực hiện Đề án là 7.966 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh sự quan tâm của phía nước bạn Trung Quốc đối với việc xây dựng cửa khẩu thông minh tại tỉnh Lạng Sơn

Mô hình cửa khẩu thông minh dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa xuất nhập khẩu để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN.

Tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu yêu cầu đơn vị soạn thảo Đề án cần tiếp thu, bổ sung một số nội dung như: về thời gian xây dựng và thời gian vận hành thí điểm cửa khẩu thông minh; Xác định đưa 2 phương án về nguồn vốn xây dựng hạ tầng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; việc đề xuất cơ quan đầu mối chỉ đạo, giải quyết khó khăn vướng mắc là Bộ Tài chính cùng một số đề xuất về nhiệm vụ của các Bộ ngành liên quan; Bên cạnh đó, cần bổ sung nội dung nhằm nói rõ sự quan tâm của phía nước bạn Trung Quốc đối với việc xây dựng cửa khẩu thông minh tại tỉnh Lạng Sơn.

“Tôi đề nghị cần phải bổ sung vào đề án việc mong mỏi, sự quan tâm của nước bạn Trung Quốc đối với việc xây dựng cửa khẩu thông minh. Cần phải thêm vào để thấy rằng việc xây dựng cửa khẩu thông minh không những chỉ giải quyết vấn đề của Việt Nam mà còn giải quyết vấn đề của Trung Quốc nữa, và thực tế nước bạn đã đi trước mình và đề xuất", Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết.

Việc thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn; phù hợp với mục tiêu Chương trình chuyển đổi số, Chính phủ số, chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và hội nhập kinh tế quốc tế và đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Trung Quốc ủng hộ về chủ trương.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.