Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp: Lợi ích thiết thực

PV - 15:49, 17/04/2018

Thời gian qua, bằng những hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp (do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ vốn) đã và đang giúp người dân tỉnh Bình Định phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn.

Huyện Hoài Nhơn là một trong những địa phương của tỉnh Bình Định thực hiện tốt Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các-bon thấp (DA LCASP). Ông Nguyễn Văn Hóa, Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cho biết: DA LCASP giúp giải quyết tốt ô nhiễm môi trường, trong đó có việc xử lý chất thải chăn nuôi sẽ góp phần đảm bảo tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, chính quyền các địa phương và người dân đặc biệt quan tâm.

Các công trình khí sinh học giải quyết được vấn nạn chất thải chăn nuôi. Các công trình khí sinh học giải quyết được vấn nạn chất thải chăn nuôi.

 

Cũng theo ông Hóa, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của dự án, các hộ đã đầu tư thêm chi phí để xây dựng công trình khí sinh học (CTKSH). Năm 2016, Hoài Nhơn đã xây dựng được 604 CTKSH, nhiều nhất tỉnh; năm 2017 tiếp tục dẫn đầu khi xây dựng được 245 công trình. Nhờ tham gia dự án, nhiều địa phương đã hoàn thành tiêu chí môi trường - một trong những tiêu chí khó đạt nhất trong xây dựng NTM.

Phần lớn các CTKSH đưa vào hoạt động đều xử lý tốt chất thải, nước thải chăn nuôi thành chất đốt, nên môi trường sạch hơn lại tiết kiệm được tiền mua gas và chất đốt khác. Ông Huỳnh Toàn Chí, ở xã Nhơn Mỹ là một trong những hộ được hỗ trợ xây dựng CTKSH chia sẻ: “Trước năm 2014, gia đình tôi thường thả nuôi vài con heo nái và 10 con heo thịt. Phần lớn nước thải và chất thải chăn nuôi đều xả thải trực tiếp ra vườn, bốc mùi hôi thối. Mặc dù, làm ăn được, muốn nuôi thêm heo nhưng không thể, do nuôi càng nhiều thì chất thải càng lớn. Sau khi dự các lớp tập huấn về quản lý chất thải chăn nuôi và được Dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, tôi đã đầu tư thêm khoảng 10 triệu đồng xây dựng CTKSH. Từ đó, chất thải chăn nuôi đều được xử lý thành chất đốt; nước thải sau khi xử lý được tôi sử dụng để tưới rau phục vụ chăn nuôi. Nhờ vậy, gia đình tôi có điều kiện mở rộng quy mô chăn nuôi”.

Bên cạnh Hoài Nhơn, các huyện khác như: Hoài Ân, Phù Mỹ, Tuy Phước, TX An Nhơn… cũng đã triển khai có hiệu quả DA LCASP. Theo Ban quản lý DA LCASP Bình Định, năm 2017, đã hỗ trợ người dân xây dựng 1.025 CTKSH, với số tiền trên 3,64 tỉ đồng, trong đó có 1.021 công trình đã được nghiệm thu. Ngoài ra, còn hỗ trợ 4 chủ trang trại chăn nuôi ở xã Nhơn Tân (TX An Nhơn), Cát Hiệp, Cát Lâm (Phù Cát), Ân Mỹ (Hoài Ân) 4 bộ máy tách phân để xử lý chất thải chăn nuôi làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân quản lý, sử dụng CTKSH hiệu quả và các biện pháp quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi.

Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiêm Giám đốc Ban quản lý DA LCASP tỉnh, cho biết: Hầu hết các CTKSH đưa vào hoạt động đều phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững. CTKSH còn tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình XDNTM. Năm 2018, Ban quản lý DA sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi; chỉ đạo lực lượng kỹ thuật viên của DA thực hiện tốt công tác tư vấn hộ chăn nuôi lựa chọn công nghệ khí sinh học phù hợp với địa hình, quy mô chăn nuôi; lựa chọn các hộ tham gia dự án để hỗ trợ xây dựng 1.070 CTKSH.

Dự án LCASP chủ yếu hỗ trợ kinh phí cho người dân xây dựng các CTKSH quy mô nhỏ để xử lý chất thải chăn nuôi, nhằm hạn chế chi phí đầu vào, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường nông thôn. Mục tiêu này đã đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của chính quyền và người dân các địa phương, nên việc thực hiện rất thuận lợi. “Sắp tới, sẽ tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn phương pháp vận hành, quản lý CTKSH và chất thải chăn nuôi; tăng cường giám sát, nghiệm thu các CTKSH đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của dự án. Ban quản lý dự án cũng sẽ triển khai 5 mô hình LCASP để chuyển giao cho nông dân. Mặt khác, lồng ghép các hoạt động của dự án với các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh, gắn với Chương trình xây dựng NTM, đảm bảo quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi”, ông Hùng chia sẻ thêm.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.