Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dòng tiền vẫn đang “nằm vùng” trong bất động sản

PV - 15:35, 16/11/2022

Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản đã nằm trong trạng thái trì trệ khi tính thanh khoản thấp, việc mua bán diễn ra nhỏ giọt. Tuy nhiên trên thực tế, giá địa ốc không những không xuống mà thậm chí còn có chiều hướng đi lên, chứng tỏ vẫn đang còn rất nhiều tiền “nằm vùng” trong lĩnh vực bất động sản.

Dòng tiền vẫn đang “nằm vùng” trong bất động sản
Dòng tiền vẫn đang “nằm vùng” trong bất động sản

Báo cáo thị trường trong quý III/2022 của Batdongsan.com.vn đã đưa ra nhận định bất động sản (BĐS) được rao bán bởi các chủ đầu tư gặp vấn đề về tài chính sẽ xuất hiện nhiều hơn trên thị trường trong thời gian tới. Đối với việc sử dụng đòn bẩy tài chính - kênh huy động vốn chính của nhiều nhà đầu tư, khảo sát của đơn vị này cho thấy lượng vay vốn mua BĐS đã giảm rõ rệt.

Cụ thể, theo kết quả khảo sát các nhà môi giới về đánh giá biến động lượng giao dịch tại thời điểm tháng 6 và tháng 9.2022: tháng 6 chỉ có 28% nhà môi giới cho biết giao dịch giảm mạnh thì đến tháng 9, số môi giới đưa ra nhận định này chiếm tới 43% số người tham gia khảo sát.

Do thị trường trầm lắng, tài sản không tăng giá hoặc tăng ít, trong khi lãi suất liên tục điều chỉnh tăng, nhiều người không có tiền trả theo tiến độ, chịu lãi vay cao buộc phải bán tài sản đầu tư. Tuy nhiên, do thị trường thanh khoản kém, khó tìm được người mua nên nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán giá thấp hơn thị trường để tránh lỗ hoặc giảm lỗ.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nói rằng, trong bối cảnh thắt chặt tín dụng BĐS như hiện nay, những trường hợp đầu tư sử dụng vốn vay nhiều khả năng dẫn đến tình trạng "ngộp" do sức ép trả lãi ngân hàng.

Ở khía cạnh khác, có thể thấy đây lại chính là cơ hội săn tìm sản phẩm tốt, giá hợp lý cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính ổn định.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế PGS-TS Đinh Trọng Thịnh đưa ra nhận định rằng, đây chỉ là vấn đề tất yếu theo dòng chảy của thị trường.

Theo ông Thịnh, thời gian vừa qua, thị trường BĐS đã nằm trong trạng thái trì trệ khi tính thanh khoản thấp, việc mua bán diễn ra nhỏ giọt.

“Trên thực tế, giá địa ốc không những không xuống mà thậm chí còn có chiều hướng đi lên, chứng tỏ vẫn đang còn rất nhiều tiền “nằm vùng” trong lĩnh vực BĐS” - ông Thịnh nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này nói thêm, với mức độ trì trệ của BĐS và giá không giảm như thời gian vừa qua, có khả năng các nhà đầu tư đều dùng dòng tiền thực lực của họ là chính còn số lượng sử dụng “đòn bẩy tài chính” của ngân hàng thì không quá nhiều.

Lo ngại tình trạng bán tháo BĐS sẽ xảy ra, ông Nguyễn Thế Điệp - chuyên gia BĐS nói rằng, nếu bây giờ mà đánh thuế cao vào những người sở hữu nhiều BĐS thì mới chắc chắn chuyện hạ giá ồ ạt sẽ xảy ra.

Có thể thấy, từ trước đến nay, các BĐS “ngộp” vẫn luôn là loại tài sản hấp dẫn lọt vào “mắt xanh” của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp vì giá mềm và nhanh cho lợi nhuận cao.

Đặc biệt, tài sản bị ngộp tài chính do người bán sử dụng vốn đi vay để mua thì lại càng được săn đón vì giá luôn thấp hơn so với thị trường, trong khi tính pháp lý đã có phía ngân hàng kiểm chứng.

Tuy nhiên ở thời điểm này, thực trạng người bán nhiều hơn người mua đã khiến sức cạnh tranh của những BĐS này tăng cao, tính thanh khoản kém hơn trước kia.

Động thái kiểm soát tín dụng vào BĐS tác động mạnh đến dòng tiền của giới đầu cơ, khiến nhà đầu tư yếu tiềm lực lao đao. Với những người có sẵn nguồn vốn cũng trong trạng thái dè chừng bởi xu hướng thị trường vẫn còn chưa thực sự rõ ràng và khó nắm bắt. 

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.