Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Nai: Tập trung giảm nghèo nhanh, bền vững trong vùng đồng bào DTTS

PV - 10:47, 18/12/2018

Năm 2015, khi nâng chuẩn nghèo (hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng ở khu vực nông thôn và dưới 1,2 triệu đồng/tháng ở khu vực thành thị) toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào DTTS. Qua thời gian tập trung cho công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp, đến nay, con số này giảm xuống còn khoảng 1.400 hộ.

Mô hình nuôi bò vỗ béo giúp bà con ở huyện Tân Phú có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. Mô hình nuôi bò vỗ béo giúp bà con ở huyện Tân Phú có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Ông Phan Trọng Hữu, Phó Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Đồng Nai cho biết: Các giải pháp giảm nghèo tập trung vào những nội dung như: Đào tạo nghề, sửa chữa, xây mới nhà, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông nghiệp; thực hiện chương trình cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn ưu đãi…

Theo đó, Ban Chỉ đạo giảm nghèo và Thường trực Ban vận động Quỹ Vì người nghèo tỉnh đã phối hợp xây dựng Đề án “Tổ hợp tác phát triển chăn nuôi dê vượt nghèo” để hỗ trợ đồng bào dân tộc Mạ và X’Tiêng (huyện Tân Phú); hỗ trợ đồng bào dân tộc Chơ-ro (huyện Vĩnh Cửu). Đến nay, đã hỗ trợ được 48 hộ đồng bào Chơ-ro nghèo ở huyện Vĩnh Cửu và huyện Tân Phú, trị giá gần 264 triệu đồng.

Tại huyện Định Quán, mô hình “Đồng vốn nhỏ tác dụng lớn” được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện khởi xướng và nhân rộng đã giúp đỡ nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững. Là một trong số hộ nghèo được tiếp sức từ chương trình, gia đình bà Đinh Thu Vân (xã Phú Túc) đã được vay 5 triệu đồng mua máy xay đậu, xe đẩy để bán sữa đậu nành. Trước đây, do không có nghề nghiệp ổn định, không có đất sản xuất lại đông con nên gia đình bà luôn sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Từ khi có kế sinh nhai, đời sống gia đình đã được cải thiện.

Theo Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, thời gian qua, toàn tỉnh đã huy động trên 146 tỷ đồng thực hiện chương trình giảm nghèo. Trong đó, nguồn vốn từ Trung ương hỗ trợ hơn 3,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 115 tỷ đồng, còn lại vận động từ cộng đồng và nguồn xã hội hóa. Những nguồn hỗ trợ kịp thời, thiết thực này đã góp phần kéo giảm được 0,32% số hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh (giảm 2.500 hộ) và 0,11% hộ cận nghèo (giảm 932 hộ).

Đến cuối năm nay, toàn tỉnh đặt mục tiêu giảm 0,2% hộ nghèo, tương đương giảm 1.600 hộ. Để thực hiện được mục tiêu này, cả cộng đồng đã tích cực vào cuộc vận động Quỹ “Vì người nghèo” được trên 8,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, thiết thực giúp đỡ người nghèo như: Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với các đoàn thể, tổ chức thành viên xây tặng 28 căn nhà tình thương trị giá trên 1,3 tỷ đồng; tổ chức bàn giao 20 căn nhà theo diện Quyết định 134 của Chính phủ cho các hộ đồng bào dân tộc tại xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, trị giá gần 500 triệu đồng; thăm và tặng trên 6,5 ngàn phần quà giá trị trên 3 tỷ đồng; các đoàn thể, tổ chức thành viên và nhân dân thực hiện chương trình an sinh xã hội trực tiếp tại cộng đồng dân cư không thông qua Quỹ “Vì người nghèo”, với tổng giá trị trên 315 tỷ đồng....

Cũng theo Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo”, năm nay, toàn tỉnh dự kiến phối hợp vận động quỹ và các hoạt động an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo khoảng trên 300 tỷ đồng. Trong đó, nguồn Quỹ “Vì người nghèo” phấn đấu đạt trên 10 tỷ đồng, hỗ trợ người nghèo sửa chữa nhà dột, nhà tạm phát sinh, tiến tới đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công nhận Đồng Nai hoàn thành Chương trình xây dựng nhà tình thương, xóa nhà dột nát đúng vào dịp kỷ niệm 320 năm vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai (1698-2018).

Thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai cho thấy, mỗi năm, Ngân hàng cho gần 1.000 hộ nghèo, cận nghèo DTTS vay vốn với số tiền khoảng 30 tỷ đồng. Trước đây, ở Đồng Nai có tình trạng người DTTS vay vốn giảm nghèo nhưng không biết sử dụng, đem cất giữ, đến hạn lại đem trả Ngân hàng. Sau khi được ngành chức năng đào tạo nghề, tập huấn trồng trọt, chăn nuôi, đồng bào đã sử dụng vốn để nuôi bò, dê, trồng cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với nhiều nỗ lực, giải pháp hỗ trợ người nghèo vươn lên, trong 3 năm (2015-2018), Đồng Nai đã giảm được 1,99% hộ nghèo, tương ứng giảm trên 13.500 hộ nghèo, đạt 103,9% so kế hoạch và giảm được gần 3.000 hộ cận nghèo.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.