Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đồng bào Khmer ở Dự án khu dân cư Trà Sết : Chưa kịp định cư đã phải du cư

PV - 10:22, 21/08/2019

Dự án Khu dân cư (KDC) Trà Sết do tỉnh Sóc Trăng thực hiện từ năm 2014-2016, nhằm hỗ trợ cho 200 hộ nghèo, hộ DTTS thuộc xã ven biển Vĩnh Hải (TX. Vĩnh Châu) an cư lập nghiệp vươn lên thoát nghèo, từng bước hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã ven biển. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm bàn giao nhà ở, đồng bào vẫn chưa nhận được đất sản xuất. Mặt khác, đất ở cũng chưa được làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Niềm vui chưa trọn vẹn

Từ kết quả khảo sát của đoàn cán bộ Trung ương, đánh giá kết quả sau 20 năm thực Chỉ thị 68/CT-TW, về công tác ở vùng đồng bào Khmer, cho thấy, hiện tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer của xã Vĩnh Hải còn khá cao (trên 68%). Đặc biệt, ấp Trà Sết, có 332 hộ nghèo và 225 hộ cận nghèo, trong đó có 200 hộ nghèo không có đất sản xuất. Nhà ở thì tạm bợ xung quanh đê bao ven biển, không đảm bảo an toàn khi vào mùa mưa bão; người dân sinh sống chủ yếu với nghề làm thuê và thu nhập từ những sản vật sống dưới tán rừng ven biển...

Từ thực tế này, Sóc Trăng đã lập kế hoạch, quyết định xây dựng Dự án Khu dân cư ấp Trà Sết nhằm ổn định cuộc sống cho đồng bào. Dự án do UBND TX. Vĩnh Châu làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý là Ban Quản lý các công trình xây dựng cơ bản thị xã Vĩnh Châu. Sau hai năm triển khai thực hiện (2014-2016), đã xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo. Mỗi căn nhà có diện tích xây dựng 40m2. Mức hỗ trợ cho mỗi hộ là căn nhà trị giá 35 triệu đồng, đất sản xuất 3.000m2. Ngoài ra, KDC này còn được đầu tư hệ thống điện, nước sạch, đường nội bộ, Trạm Y tế, trường mẫu giáo, trạm cấp nước tập trung… Đến cuối năm 2016 thì đưa vào sử dụng.

Do không có đất sản xuất, số hộ ở lại Khu dân cư Trà Sết chỉ còn khoảng một nửa. Do không có đất sản xuất, số hộ ở lại Khu dân cư Trà Sết chỉ còn khoảng một nửa.

Trong thời điểm nhận bàn giao nhà, đồng bào rất phấn khởi khi được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện có được chỗ ở ổn định, còn có đất sản xuất. Tuy nhiên, niềm vui chưa thể trọn vẹn khi tính đến thời điểm hiện nay, chưa có hộ nào được nhận đất sản xuất.

“Chúng tôi là hộ nghèo, không có nhà ở, không có đất sản xuất nên khi được cấp nhà và nghe nói cấp thêm 3.000m2 đất sản xuất ai cũng mừng, nhưng đến nay chúng tôi không có đất sản xuất nên phải đi làm thuê, làm mướn kiếm sống, rất mong được tiếp tục quan tâm giải quyết khó khăn vì cuộc sống chúng tôi gần như bế tắc”, ông Kim Hoàng, hộ dân ở KDC cho biết.

Thực tế cho thấy, hầu hết hộ đồng bào nhận nhà đều là hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm ổn định. Trong tổng số 200 hộ được giao nhà ở, chỉ có 106 hộ đang sinh sống ở tại nhà, còn lại các nhà thường xuyên đóng cửa mưu sinh khắp nơi. Đặc biệt, còn có hàng chục hộ đã tự ý chuyển nhượng nhà cho hộ khác không thông qua chính quyền địa phương.

Sớm khắc phục khó khăn

Theo báo cáo của UBND thị xã Vĩnh Châu thì, số diện tích đất thực hiện dự án, sau khi rà soát lại quy hoạch sử dụng, dự án có chồng lấn sang diện tích đất do kiểm lâm quản lý là đất rừng, nên việc giao đất sản xuất phải dừng lại. Việc này Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã có Công văn số 686/SNN-CCKL ngày 11/4/2019 hướng dẫn địa phương rà soát chuyển đổi. Tuy nhiên, do phải thực hiện hàng loạt các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đúng quy định nên thời gian kéo dài. Mặt khác, khi giao đất rừng đúng theo hiện trạng cho các hộ dân, thì các hộ cũng không có khả năng đầu tư sản xuất.

Trao đổi với phóng viên về những khó khăn mà địa phương đang vướng mắc tại Dự án KDC của đồng bào dân tộc Khmer, ông Trần Hoàng Thắng, Chủ tịch UBND TX. Vĩnh Châu thừa nhận, địa phương có chậm trễ trong khâu giao đất sản xuất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho các hộ dân (300m2/hộ).

Theo ông Thắng, thị xã đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ địa phương lập thủ tục này. Còn phương án để giải quyết sinh kế cho 200 hộ đồng bào trong Dự án thì, “Thị xã đã tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương để địa phương tổ chức đối thoại với các hộ dân, qua đó nắm được tâm tư nguyện vọng của người dân về nhu cầu việc làm để có chính sách hỗ trợ phù hợp như: hỗ trợ ngư cụ, công cụ lao động, phương tiện sản xuất... thay cho hỗ trợ đất sản xuất như dự án được duyệt, bởi việc thực hiện giao đất rừng cho các hộ dân theo chỉ đạo của tỉnh cũng khó thực hiện”, ông Thắng khẳng định.

MINH TRIẾT

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!