Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Khmer đón Sen Đolta trong niềm vui chan hòa

PV - 09:18, 09/10/2018

Lễ Sen Đolta của đồng bào Khmer Nam bộ (còn gọi là lễ cúng ông bà-diễn ra vào ngày 29/8-2/9 âm lịch hằng năm). Đây là một trong những nét tín ngưỡng dân gian độc đáo của đồng bào Khmer-Nam bộ, thể hiện sự hiếu đạo với đấng sinh thành, tưởng nhớ những người có công với phum sóc. Cùng với những hoạt động diễn ra trong chùa, các ngành, các cấp chính quyền cũng dành sự quan tâm đặc biệt đối với Lễ hội truyền thống này.

Nhộn nhịp từng phum sóc

Cụ bà Thạch Thị Che, 98 tuổi, xã Đông Thắng, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ), tay cầm chổi dọn dẹp nơi chánh điện chùa Muniutdomrăngsây, miệng cười tươi cho biết: Ðây được xem là một trong những lễ lớn của đồng bào Khmer nên con cháu dù bận rộn hay xa xôi cách trở thế nào cũng tranh thủ trở về sum họp với gia đình. Trước hết là để làm lễ báo hiếu cho ông bà tại gia đình, sau đó là đi chùa làm lễ cầu an cho ông bà, tổ tiên.

 Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà cho Hoà thượng Tăng No, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà cho Hoà thượng Tăng No, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.

Chị Dương Thị Mạnh, Chi hội trưởng Chi hội Hội Phụ nữ xã Đông Thắng, cũng là Người có uy tín của xã phấn khởi chia sẻ: Xã có tới 77% hộ dân Khmer, Lễ Sen Đolta năm nay, bà con phấn khởi hơn mọi năm, bởi có sự quan tâm hơn của Đảng, Nhà nước, nhiều chương trình, chính sách dành cho đồng bào dân tộc Khmer được thực hiện tốt. Nhờ đó, Đông Thắng đã khởi sắc ngang bằng nhiều xã nông thôn mới khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hoà thượng Danh Lung thông tin: Mặc dù tỷ lệ người Khmer trên địa bàn không đông nhưng thời gian qua, bà con luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm về mọi mặt kinh tế-văn hóa-xã hội. Chùa Candaransi đã được Nhà nước hỗ trợ trùng tu, xây dựng mới chánh điện vào cuối tháng 2 năm 2018. Năm nay, Lễ Sen Đolta được diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi bởi nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ đối với con cháu. Sen Đolta cũng thể hiện rõ nét đẹp truyền thống của đời sống văn hóa, tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng gắn với các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer-Nam bộ.

Đặc biệt trong dịp này, Ủy ban Dân tộc cũng đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm và chúc lễ tại các chùa Khmer, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, gia đình có công với cách mạng, hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các tỉnh Tây Nam bộ. Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Nam bộ, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã tặng quà và gửi lời chúc sức khỏe Hoà Thượng Tăng No, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội phó Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.

Tăng cường chăm lo đời sống đồng bào Khmer

Tại Sóc Trăng, cách đây hơn 2 tuần, không khí nhộn nhịp để chuẩn bị cho dịp Lễ Sen Đolta đã diễn ra ở khắp phum sóc. Sóc Trăng là nơi vừa diễn ra Liên hoan Tiếng hát dân ca Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất. Ông Huỳnh Văn Sung, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết: Địa phương đã và đang vận dụng và cụ thể hoá Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới.

Bà Huỳnh Thị Sô Ma Ly, Vụ trưởng Vụ Địa phương 3 (UBDT) tặng quà cho Đại đức Thạch Điệp, Phó chủ trì chùa Pôthi Sômrom, thành viên Quản trị Học viện Phật Giáo Nam tông Khmer. Bà Huỳnh Thị Sô Ma Ly, Vụ trưởng Vụ Địa phương 3 (UBDT) tặng quà cho Đại đức Thạch Điệp, Phó chủ trì chùa Pôthi Sômrom, thành viên Quản trị Học viện Phật Giáo Nam tông Khmer.

Cụ thể như: Tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng Khmer trong các chương trình phát thanh, truyền hình; quan tâm công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer qua các hội thi hội diễn văn hóa-văn nghệ. Bên cạnh đó, công tác xây dựng hệ thống chính trị trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer cũng được chú trọng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, thích ứng biến đổi khí hậu; quan tâm giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc Khmer; nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường dân tộc nội trú; hỗ trợ dạy và học chữ Khmer gắn với bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer…

Theo Bà Huỳnh Thị Sô Ma Ly, Vụ trưởng Vụ Địa phương III (Ủy ban Dân tộc), trong khuôn khổ của Lễ Sen Đolta năm nay còn có nhiều hoạt động thể dục-thể thao, văn hóa-văn nghệ đặc sắc theo truyền thống của đồng bào. Ngoài ra, các chùa Khmer còn vận động phát gạo, nhu yếu phẩm cho đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống còn thành lập các đoàn cán bộ đi thăm và chúc mừng tất cả các chùa Khmer, trường phổ thông dân tộc nội trú… Đây là việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và là cơ hội để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức, sư sãi, nghệ sĩ, diễn viên… người Khmer.

Một mùa Lễ Sen Dolta lại về, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và sự chung sức nỗ lực của bà con, chúng ta cùng tin tưởng rằng, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và đồng bào các dân tộc nói chung sẽ ngày càng nâng cao.

TÂM HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.